Báo Đồng Nai điện tử
En

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp: Ngân hàng - doanh nghiệp vẫn ''lệch pha''

03:11, 11/11/2021

 Vào cuối tháng 10-2021, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị này, đại diện các DN đã có nhiều kiến nghị đến ngành Ngân hàng.

 [links()]Vào cuối tháng 10-2021, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị này, đại diện nhiều DN, nhất là các DN nhỏ và vừa, đã có nhiều kiến nghị đến ngành Ngân hàng.

Đồ họa thể hiện kết quả thực hiện các chương trình hỗ trợ tín dụng dành cho các khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh tính đến cuối tháng 9-2021. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai (Đồ họa: Hải Quân)
Đồ họa thể hiện kết quả thực hiện các chương trình hỗ trợ tín dụng dành cho các khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh tính đến cuối tháng 9-2021. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai (Đồ họa: Hải Quân)

Các DN đặc biệt mong muốn sớm tiếp cận được nguồn vốn vay từ các chương trình hỗ trợ tín dụng; các ngân hàng xem xét, thẩm định về thủ tục, điều kiện cho vay, tiêu chí để chứng minh thiệt hại do dịch bệnh một cách phù hợp và đảm bảo các quy định…

* Ngành Ngân hàng triển khai nhiều chương trình

Theo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh Đồng Nai Tạ Thành Long, trong thời gian qua, chi nhánh đã kịp thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ khách hàng, tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu thiệt hại do tác động của đại dịch Covid-19, triển khai giảm các loại phí thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ tiền tệ tín dụng khác cho DN.

Đặc biệt, ngành Ngân hàng trong tỉnh đã tập trung triển khai Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 31 chi nhánh thuộc 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ giữa tháng 7-2021 đến hết năm 2021. Theo đó, thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 16 ngân hàng này đã thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện hữu bằng Việt Nam đồng trong 5 tháng cuối năm 2021 đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng trong tỉnh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong ảnh: Hoạt động kiểm đếm tiền mặt tại một chi nhánh ngân hàng thương mại ở TP.Biên Hòa
Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng trong tỉnh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong ảnh: Hoạt động kiểm đếm tiền mặt tại một chi nhánh ngân hàng thương mại ở TP.Biên Hòa

Theo đại diện NHNN chi nhánh Đồng Nai, nhiều gói hỗ trợ tín dụng đang được triển khai trên toàn hệ thống và tại các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Đơn cử, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp - phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai gói cho vay hỗ trợ lãi suất dành cho đối tượng khách hàng vay vốn là tổ chức, cá nhân vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng là DN nhỏ và vừa…

Gói tín dụng ngắn hạn hỗ trợ khách hàng DN chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của các chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) trên địa bàn từ quy mô gói 30 ngàn tỷ đồng của toàn hệ thống BIDV, với lãi suất thấp hơn lãi suất vay thông thường từ 1-1,5%; gói tín dụng trung, dài hạn lãi suất ưu đãi khách hàng DN có hiệu lực đến ngày 31-12-2021 cũng như các gói tín dụng hỗ trợ theo các đối tượng khách hàng khác.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) chi nhánh Đồng Nai triển khai gói giải ngân mới với lãi suất giải ngân ưu đãi từ 5-7%/năm đối với khoản vay Việt Nam đồng và từ 2,5-3%/năm đối với khoản vay USD cho khách hàng DN hiện hữu và cho vay ưu đãi đối với khách hàng mới.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) chi nhánh Đồng Nai triển khai gói giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ 0,1-3% từ ngày 1-8 đến 31-12-2021…

Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết DN; việc cách ly y tế, giãn cách xã hội khiến số DN phải tạm ngừng hoạt động tăng cao, nhiều lao động phải ngưng việc. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 và Quyết định số 23/QĐ-CP ngày 7-7-2021 quy định các DN sẽ được vay vốn với lãi suất 0% tại Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để trả lương ngừng việc cho người lao động và vay vốn trả lương khi phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Hoạt động kiểm đếm tiền mặt tại một chi nhánh ngân hàng thương mại ở TP.Biên Hòa. Ảnh: Hải Quân
Hoạt động kiểm đếm tiền mặt tại một chi nhánh ngân hàng thương mại ở TP.Biên Hòa. Ảnh: Hải Quân

Theo ông Nguyễn Đức Hải, Phó tổng giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam kiêm Giám đốc Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 25-10, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã thực hiện rà soát hơn 2,7 ngàn DN, đơn vị trên địa bàn tỉnh và có 43 DN, đơn vị có nhu cầu vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho trên 10,5 ngàn người lao động với số tiền đề nghị vay khoảng 49,1 tỷ đồng. Chi nhánh đã nhận tái cấp vốn từ trung ương và giải ngân cho 21 DN, tổ chức với hơn 2,8 ngàn lượt lao động với số tiền vay hơn 10,8 tỷ đồng.

* DN mòn mỏi chờ nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ

Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 đã tạo nên sự xáo trộn lớn và có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó khu vực DN nhỏ và vừa phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó, số DN này hiện chiếm tới 96% tổng số DN của Đồng Nai.

Dù đánh giá các chính sách là cần thiết, hữu ích, nhưng theo các DN thì vẫn còn khoảng cách khá xa từ chủ trương tới triển khai thực tế, đòi hỏi cần có các giải pháp để các chính sách hỗ trợ đi nhanh hơn vào cuộc sống, từ việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng, cho vay mới; giảm tiền thuê đất, tiền điện; gia hạn đóng thuế thu nhập DN, giá trị gia tăng…

Đặc biệt, một số chính sách hỗ trợ người lao động, đa phần DN không được hưởng lợi vì các điều kiện hỗ trợ đi kèm khó thực hiện như: số lượng lao động nghỉ việc, doanh thu của DN.

Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ từ phía ngân hàng để phục hồi sản xuất trong tình hình mới. Trong ảnh: Sản xuất tại một doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại H.Định Quán. Ảnh: Hải Quân
Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ từ phía ngân hàng để phục hồi sản xuất trong tình hình mới. Trong ảnh: Sản xuất tại một doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại H.Định Quán. Ảnh: Hải Quân

Thực tế, khi hoạt động trở lại, DN trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Ông Hồ Quốc Thái, đại diện Công ty CP Công nghệ thực phẩm Lương Gia cho biết, DN đầu tư 2 nhà máy chế biến nông sản ở TP.Long Khánh và H.Nhơn Trạch. Dịch Covid-19 tác động khiến DN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Số lượng lao động của DN tại 2 nhà máy là 700 người, các chi phí để vận hành sản xuất, trả lương cho người lao động cũng như xuất khẩu hàng hóa đang là vấn đề “đau đầu” của DN.

Ông Thái cho rằng, các DN đang có hạn mức tín dụng với ngân hàng thì có thể cho DN dựa trên hạn mức tín dụng đó để cho vay là cách nhanh nhất. Ngân hàng và DN có mối quan hệ, khi DN khó khăn thì ngân hàng cũng liên đới khó khăn nên cùng có trách nhiệm hỗ trợ DN, tránh để DN phá sản vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến chính ngân hàng. “Chẳng hạn như DN của tôi đang có hạn mức tín dụng 60 tỷ đồng ở ngân hàng, chúng tôi cần vay thêm khoảng 20% trong số đó để hỗ trợ việc hàng hóa đang bị tồn đọng, tồn kho vì chưa có đầu ra hoặc hàng hóa đang quá trình vận chuyển. Trước đây, hàng hóa của chúng tôi đi từ 1-1,5 tháng là qua châu Âu, nhưng nay thì 3 tháng chưa tới, giá cước lại tăng cao” - ông Thái chia sẻ.

Ông Võ Quang Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai cho hay, sản xuất trong tình hình dịch bệnh, đầu ra gặp nhiều khó khăn, hạn chế kéo theo các rủi ro về nguồn vốn, DN có nhu cầu vay vốn để duy trì sản xuất và tăng trưởng sau dịch. Các chính sách về vay vốn cơ bản là tốt, phù hợp, nhưng thực tế ít DN tiếp cận được.

“Nhiều DN chưa được giải quyết kịp thời về nguồn vốn vay, họ phải tự bươn chải nguồn vốn bên ngoài. Mặc dù có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ nhưng thực tế xét duyệt rất chậm hoặc rất khó khăn, những điều kiện đưa vào nhiều nên hy vọng vay vốn lại càng khó. Chúng tôi đề nghị làm sao để quyền của chi nhánh ngân hàng ở địa phương đủ lớn để có thể xét duyệt nhanh được, tùy tình hình thực tế của địa phương, của DN” - ông Hà bày tỏ.

Nhiều DN vẫn “tù mù” thông tin về các chính sách hỗ trợ tín dụng từ hệ thống ngân hàng, mong muốn có những hướng dẫn cụ thể, sát sườn, phù hợp với tình hình thực tế.

Ông Đặng Trần Hoàng Thụy, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại sản xuất Thiên Triều An
(TP.Biên Hòa) cho biết trong các chương trình hỗ trợ tín dụng dành cho DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có vấn đề về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trong đó ông quan tâm tới việc cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn.

“Giả dụ sáng mai chúng tôi đáo hạn thì có được cơ cấu lại hay không? Nếu được cơ cấu, công ty làm đơn từ gửi các ngân hàng thương mại nhưng không được giải quyết thì gửi tiếp tới đâu? Nếu tới hạn mà chưa đáo hạn lại, chúng tôi có bị nợ xấu hay không?” - ông Thụy nêu thắc mắc.

Hải Quân - Vương Thế

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích
Blog Credit card Chia sẻ kiến thức thẻ tín dụngCách tra mã giao dịch chuyển tiền VPBank NEO