(ĐN)- Bộ GT-VT cho biết, hiện nay vùng Đông Nam bộ có 4 tuyến hành lang đường thủy nội địa chính đóng vai trò kết nối nội vùng và liên vùng gồm: 2 tuyến hành lang kết nối phía Đông và Tây khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tuyến TP.HCM - Cà Mau; TP.HCM - Kiên Lương đi qua khu vực Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên);...
(ĐN)- Bộ GT-VT cho biết, hiện nay vùng Đông Nam bộ có 4 tuyến hành lang đường thủy nội địa chính đóng vai trò kết nối nội vùng và liên vùng gồm: 2 tuyến hành lang kết nối phía Đông và Tây khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tuyến TP.HCM - Cà Mau; TP.HCM - Kiên Lương đi qua khu vực Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên); tuyến hành lang kết nối TP.HCM với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương qua sông Đồng Nai và tuyến hành lang kết nối TP.HCM với cảng Cái Mép - Thị Vải qua sông Nhà Bè và sông Đồng Tranh.
Theo đánh giá, hệ thống đường thủy cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải, một số điểm nghẽn đã được tháo gỡ như tĩnh không cầu Bình Lợi trên sông Sài Gòn, cầu Ghềnh trên sông Đồng Nai, kênh Chợ Gạo.
Về hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển trong vùng đã được đầu tư phát triển theo quy hoạch với quy mô và trang thiết bị hiện đại, đồng bộ gồm: 1 cảng biển tổng hợp quốc gia cửa ngõ quốc tế loại 1A (cảng biển Vũng Tàu); 2 cảng biển loại 1 (cảng biển TP.HCM, cảng biển Đồng Nai); 1 cảng biển loại 2 (cảng biển Bình Dương), với tổng công suất là 283,3 triệu tấn/năm.
Lê Văn