Một trong những cách nhanh nhất để đầu tư vào một quốc gia là mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (DN) để tận dụng những lợi thế, cơ sở vật chất, nhân lực sẵn có. Thay vì mất nhiều thời gian và thủ tục đăng ký mới, vài năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư ngoại "chuộng" cách đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần.
Một trong những cách nhanh nhất để đầu tư vào một quốc gia là mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (DN) để tận dụng những lợi thế, cơ sở vật chất, nhân lực sẵn có. Thay vì mất nhiều thời gian và thủ tục đăng ký mới, vài năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư ngoại "chuộng" cách đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần.
Tránh thâu tóm doanh nghiệp Việt từ các doanh nghiệp FDI cần sự nỗ lực lớn. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty CP Tổng công ty May Đồng Nai |
[links()]Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc cần phải đặc biệt cẩn trọng trong việc cấp phép mua bán, sáp nhập DN để tránh tình trạng DN nội, DN chủ lực của Việt Nam bị thâu tóm.
* Nỗi lo mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ngày càng tăng
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng vốn FDI vào Việt Nam tính đến ngày 20-5, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỷ USD.
Trong đó có 1.212 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7,4 tỷ USD. Có 436 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,5 tỷ USD. Có 3.528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 3 tỷ USD. Mặc dù giá trị mua bán, sáp nhập chỉ chiếm 3 tỷ USD nhưng có hiện tượng ngày càng nhiều DN FDI tham gia mua cổ phần của DN Việt. Một số tên tuổi lớn của Việt Nam đã về tay DN nước ngoài do sự hấp dẫn của số vốn bỏ ra mua lại.
Vấn đề mua bán, sáp nhập DN theo đánh giá của các chuyên gia, thì thời gian tới còn diễn ra mạnh mẽ hơn dẫn đến nguy cơ các DN tiềm năng của Việt Nam có thể bị thâu tóm với giá rẻ.
Một số ngành sản xuất giá trị lớn của Đồng Nai như gỗ, may mặc, thời gian qua theo các chủ DN, đã có hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc liên lạc để hỏi về vấn đề góp vốn, mua cổ phần.
“Hiện tượng mua bán, sáp nhập DN thực tế đang hiện hữu, đặc biệt là dòng vốn đầu tư đến từ Trung Quốc nhằm tận dụng lợi thế xuất khẩu, xuất xứ địa lý từ Việt Nam. Nhiều DN trong Hiệp hội Gỗ Việt Nam cũng như Đồng Nai đang đứng trước nguy cơ này, vì thế cần cẩn trọng” - ông Võ Quang Hà, Tổng giám đốc Công ty CP Tân Vĩnh Cửu, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai cho hay.
Tương tự, trong ngành may, theo ông Bùi Thế Kích, Tổng giám đốc Công ty CP Tổng công ty May Đồng Nai, ngành may mặc đang chiếm một tỉ trọng lớn trong xuất khẩu. Việt Nam đã có các hiệp định thương mại tự do với nhiều nước, khu vực trên thế giới nên có các lợi thế xuất khẩu. Do vậy, DN cần cẩn trọng và tránh việc bị thâu tóm, mất đi nhãn hiệu hàng hóa của mình.
* Không để DN bị khối ngoại thâu tóm
Nhận thấy xu hướng mua bán thâu tóm DN Việt, đặc biệt, trong bối cảnh DN Việt Nam đang gặp khó khăn, có nguy cơ phá sản, có tình trạng một số DN, quỹ đầu tư nước ngoài đang xem xét việc mua lại các DN trong ngành bất động sản, bán lẻ… Mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc đã đề nghị Chính phủ có chỉ đạo tạm thời dừng việc mua bán, sáp nhập DN trong giai đoạn dịch bệnh, hạn chế việc DN nước ngoài thâu tóm các DN Việt Nam đang lúc gặp khó khăn.
Vấn đề này, trong buổi làm việc với các tỉnh, thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý phải ngăn chặn cho được tình trạng DN Việt Nam bị DN nước ngoài "thôn tính" thông qua hình thức mua bán và chống tình trạng DN bị phá sản. “Nhiệm vụ giữ được cốt lõi, giá trị DN Việt chính là giữ cho sự ổn định, sức mạnh nội tại của nền kinh tế Việt Nam khi cạnh tranh với các quốc gia khác”.
Sự thận trọng nêu trên một lần nữa được nhắc lại trong Kết luận 77 của Bộ Chính trị do Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký ban hành ngày 5-6. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu hỗ trợ DN trong nước, kể cả DN nhà nước, DN tư nhân và DN FDI, không để bị lợi dụng thâu tóm bởi nhà đầu tư nước ngoài. Đây là những vấn đề rất quan trọng để xây dựng và phát triển cộng đồng DN Việt.
Vương Thế