Đồng Nai đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm hạn chế khai thác nước ngầm nhưng vẫn đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Đồng Nai đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm hạn chế khai thác nước ngầm nhưng vẫn đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Trạm bơm Bến Thuyền (xã Phú Bình, H.Tân Phú) phục vụ tăng cường cho cánh đồng Năm Sao bị thiếu nước. Ảnh: Ngọc Liên |
[links()]Từ đầu năm 2017, UBND tỉnh đã có chủ trương ngưng khai thác nước ngầm, đặc biệt là cho mục đích sản xuất công nghiệp tại những khu vực đã có nguồn nước máy hoặc nước mặt thay thế.
* Tiết kiệm nước trong sản xuất
Mùa khô năm nay, sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với tình hình khô hạn, xâm nhập mặn sớm, thiếu nước ngọt. Ứng phó với nguy cơ hạn, mặn, UBND tỉnh đã ra Chỉ thị về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô 2019-2020. Chỉ thị của UBND tỉnh yêu cầu các huyện, TP.Long Khánh và TP.Biên Hòa tổ chức kiểm tra, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, nguồn nước, đánh giá khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn; rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, cấp nước phục vụ sản xuất, dân sinh trong mùa khô năm 2019-2020.
Chủ động chống hạn mặn, ngay từ đầu năm, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc chuyển đổi cây trồng, điều chỉnh thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp; đặc biệt là rà soát lại, nâng cấp các hệ thống thủy lợi. Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Huỳnh Thành Vinh: “Đồng Nai cũng đi đầu trong cả nước trong việc nhân rộng mô hình tưới nước tiết kiệm. Hiện toàn tỉnh có khoảng 56 ngàn ha diện tích cây trồng đã được ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm. Đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp”.
* Tăng sử dụng nguồn nước mặt
Trước đây, do hệ thống cung cấp nước mặt còn hạn chế nên UBND tỉnh và Bộ TN-MT đã cấp phép cho nhiều đơn vị được khai thác nước ngầm.
Theo Sở TN-MT, đến nay, 16 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác nước ngầm đã ngưng khai thác, tiến hành đấu nối sử dụng nước sạch. Những năm gần đây, Đồng Nai đã đầu tư xây dựng, lắp đặt mới hàng trăm km đường ống để cung cấp nước sạch được khai thác từ các nguồn nước mặt nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm tránh nguy cơ cạn kiệt. |
Tuy nhiên, thời gian gần đây, để bảo vệ nguồn nước ngầm, UBND tỉnh đã có chủ trương ngưng khai thác nước ngầm, đặc biệt là cho mục đích sản xuất công nghiệp tại những khu vực đã có nguồn nước máy hoặc nước mặt thay thế.
Thay vào đó, Đồng Nai đã đầu tư xây dựng, lắp đặt mới hàng chục công trình cung cấp nước với hàng trăm km đường ống để cung cấp nước sạch đến cho người dân, đặc biệt là những vùng nông thôn. Kết quả, toàn tỉnh hiện có 93 công trình cấp nước sạch, tập trung ở các vùng nông thôn của các huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Thống Nhất và TP.Long Khánh với công suất thiết kế cung cấp đủ cho khoảng 380 ngàn dân. Mục tiêu phấn đấu của tỉnh là đến cuối năm 2020, 100% các hộ dân nông thôn đều được sử dụng nước sạch.
Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc khai thác nước ngầm quá mức, Đồng Nai cũng rất quan tâm đầu tư các dự án thủy lợi phục vụ sản xuất. Hiện trên địa bàn tỉnh có 130 công trình thủy lợi đang hoạt động gồm các hồ, đập dâng, trạm bơm tạo nguồn, ngăn mặn, tiêu thoát lũ. Hệ thống thủy lợi đã cơ bản phục vụ cấp nước cho gần 21 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp; cấp nước phục vụ công nghiệp và sinh hoạt là hơn 55.900 m3/ngày, ngăn mặn và lũ gần 9,6 ngàn ha. Trong năm 2020, UBND tỉnh tiếp tục dành nguồn vốn hơn 400 tỷ đồng để đầu tư cho 12 công trình thủy lợi lớn, ưu tiên cho các dự án nạo vét kênh mương, suối, rạch, xây dựng mới các hồ chứa nước.
Quỳnh Nhi - Lê Quyên