Để dụ được các nạn nhân vào "bẫy", ngoài trực tiếp liên hệ, kết nối, các đối tượng trong đường dây mua bán người còn dùng mạng xã hội (MXH) tạo ra những chương trình tuyển dụng, giới thiệu việc làm hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của những người có nhu cầu tìm việc…
[links()]Để dụ được các nạn nhân vào “bẫy”, ngoài trực tiếp liên hệ, kết nối, các đối tượng trong đường dây mua bán người còn dùng mạng xã hội (MXH) tạo ra những chương trình tuyển dụng, giới thiệu việc làm hấp dẫn, thu hút sGiấc mơ đổi đời và cuộc chạy trốn khỏi kẻ buôn người
ự quan tâm của những người có nhu cầu tìm việc…
Cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh làm việc với các đối tượng trong các đường dây mua bán người. Ảnh: T.Danh |
* Dùng MXH để dụ nạn nhân vào bẫy
Lợi dụng nhu cầu tìm việc làm của người dân tăng cao sau đại dịch Covid-19, các đối tượng sử dụng MXH như: Zalo, Facebook để đăng tải tuyển dụng với những thông tin hấp dẫn “việc nhẹ lương cao, chỉ cần biết sử dụng máy vi tính, không cần bằng cấp, kinh nghiệm làm việc” trên các trang tìm việc làm.
Theo Viện KSND tỉnh, các đối tượng thực hiện tội phạm mua bán người thường cấu kết chặt chẽ, hoạt động liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trong nước và các đối tượng ở nước ngoài nên gặp khó khăn trong công tác điều tra, xử lý, nhất là triệt phá, xử lý toàn diện vụ án. |
Trên các bài đăng tải tuyển dụng lao động, các đối tượng còn quảng cáo về mức thu nhập từ 15-20 triệu đồng/tháng, có nơi lên đến trăm triệu đồng nhưng thủ tục làm hồ sơ lại rất đơn giản. Khi người dân có nhu cầu chỉ cần chụp ảnh chứng minh nhân dân, gửi số điện thoại cho người giới thiệu việc làm. Sau đó, các đối tượng sẽ lập nhóm trên ứng dụng Zalo để tiếp tục “hỗ trợ” đưa đi làm việc.
Đánh giá về thủ đoạn của loại tội phạm này, một cán bộ kiểm sát Viện KSND tỉnh cho biết, thông qua MXH, các đối tượng kết nối, dụ dỗ, chủ yếu hướng đến phụ nữ, trẻ em ở khu vực nông thôn, có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu việc làm để hứa hẹn, dụ dỗ sang nước ngoài lao động. Đặc biệt, các đối tượng còn móc nối với những người quen biết, người thân để tìm dụ các nạn nhân. Để tạo lòng tin, các đối tượng không chỉ hứa hẹn mức thu nhập hấp dẫn mà còn cho người nhà nạn nhân ứng trước một khoản tiền công.
Trung tá Võ Nhật Hồng Phúc, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh cho biết, lợi dụng môi giới việc làm, các đối tượng buôn người đưa nạn nhân vào làm trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện (massage, karaoke, cà phê chòi). Sau đó, ép nạn nhân phải bán dâm, kích dục cho khách. Nếu nạn nhân không đồng ý, các đối tượng buộc nạn nhân phải trả các chi phí môi giới việc làm. Khi nạn nhân không có tiền thì các đối tượng ép nạn nhân phải ký giấy vay nợ hoặc ép buộc phải làm việc cho chúng để trả nợ. Nếu tiếp tục không đồng ý, sẽ bị giao cho các cơ sở khác, mỗi lần như vậy các nạn nhân phải ghi giấy nợ cao hơn. Đây là một trong những cách thức kiếm tiền của tội phạm buôn người.
* Giới thiệu việc làm trong nước nhưng bán sang nước ngoài
Trung tá Võ Nhật Hồng Phúc cho biết thêm, ban đầu các đối tượng dùng MXH đăng tải thông tin tuyển dụng với những lời mời chào rất hấp dẫn. Khi các nạn nhân “dính bẫy”, các đối tượng sẽ đưa những người này đến làm việc tại các khu vực giáp biên giới Campuchia như các tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Long An... Sau đó, đưa qua biên giới bất hợp pháp bằng đường tiểu ngạch.
Điển hình, vào tháng 6 và tháng 9-2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố một nhóm đối tượng tham gia trong đường dây mua bán, tổ chức môi giới và đưa người qua Campuchia trái phép. Các đối tượng trong đường dây này đã cấu kết với một số người ở nước ngoài tổ chức đưa gần 200 người sang Campuchia lao động trái phép, thu lợi hàng trăm triệu đồng.
Đại úy Phạm Văn Bắc, điều tra viên PC02 cho biết, qua quá trình làm việc với các nạn nhân, lực lượng công an xác định phương thức, thủ đoạn của các đối tượng này rất tinh vi. Để các nạn nhân không nghi ngờ, ban đầu các đối tượng không nói đưa ra nước ngoài làm việc mà chỉ tuyển dụng đi làm tại các tỉnh, thành của Việt Nam. Khi các nạn nhân đã liên kết với các đối tượng này để tìm việc, chúng bắt đầu lái nạn nhân đi vào kế hoạch đã lập sẵn.
Theo đó, các nạn nhân thường được tập kết tại các khách sạn ở TP.HCM, sau khi đã sắp xếp, bố trí xong phương tiện sẽ được đưa lên xe ô tô đến khu vực biên giới. Khi đến khu vực biên giới với Campuchia nhiều nạn nhân mới biết mình bị lừa.
Theo đại úy Phạm Văn Bắc, các nạn nhân bị ép sang đến Campuchia thường được chúng đưa vào các công ty chuyên làm việc trên mạng máy tính để tham gia vào các đường dây lừa đảo trên mạng.
Cụ thể, công việc tại các công ty này chủ yếu là dụ dỗ người Việt Nam tham gia các trang web lừa đảo, các trang mạng đánh bạc hoặc lừa đảo, yêu cầu người Việt Nam chuyển tiền cho chúng. Nếu nạn nhân không thực hiện hoặc làm việc không hiệu quả, không đủ chỉ tiêu sẽ uy hiếp tinh thần, đánh đập hoặc tiếp tục bán sang công ty khác. Trường hợp nạn nhân chống đối, chúng ép buộc gia đình chuyển tiền chuộc thì mới cho về Việt Nam.
Những người này sẽ bị buộc làm việc liên tục nhiều giờ không được nghỉ ngơi và không được trả lương để bù vào chi phí đưa người sang công ty. Đối với những nạn nhân là nữ, chúng thường đưa vào quán karaoke, cơ sở massage… để hoạt động mại dâm.
Cũng theo các cán bộ điều tra, các đối tượng trong những đường dây tội phạm này thường sử dụng SIM điện thoại không chính chủ để liên lạc. Bên cạnh đó, các đối tượng cũng thường xuyên thay đổi phương tiện, địa điểm hoạt động nên công tác trinh sát gặp rất nhiều khó khăn.
Thượng úy Bùi Xuân Huy, cán bộ trinh sát Đội Chống tệ nạn xã hội và mua bán người PC02 cho biết, quá trình trinh sát xác định các đối tượng trong đường dây mua bán người đã sử dụng nhiều chiêu thức khác nhau. Các địa điểm khách sạn mà chúng dùng làm điểm tập kết người trước khi bán qua biên giới liên tục thay đổi. Ngoài ra, các phương tiện di chuyển cũng được thay đổi qua từng địa điểm để tránh bị cơ quan công an phát hiện.
Trực tiếp chỉ huy triệt phá các đường dây tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh thời gian qua, trung tá Võ Nhật Hồng Phúc cho biết, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn từ công tác trinh sát đến quá trình đeo bám và thu thập chứng cứ, lực trinh sát vẫn quyết tâm lật tẩy thủ đoạn của các đối tượng buôn người, tìm cách giải cứu các nạn nhân đưa về Việt Nam.
Theo Sở LĐ-TBXH, trong 9 tháng của năm 2022, các cơ quan chức năng đã phát hiện 2 vụ mua bán người. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố, bắt tạm giam 7 đối tượng về các hành vi mua bán và tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép. Cơ quan chức năng cũng đã giải cứu thành công 5 nạn nhân bị bán đưa về với gia đình. Ngoài ra, đang xác minh 2 trường hợp tại H.Long Thành nghi bị bán đã trở về để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định. |
Trần Danh
Bài 3: Ngăn ngừa từ sớm hành vi mua bán người