* Chị Nguyễn Thị Sen (ngụ xã Phú Điền, H.Tân Phú) hỏi, vừa rồi chị đặt mua qua mạng xã hội một cái váy trị giá 700 ngàn đồng. Người bán nói chuyển trước cho họ 300 ngàn đồng thì mới giao hàng. Sau khi chuyển tiền, chị không liên lạc được với người bán hàng nữa. Vậy hành vi của người bán hàng có phải là lừa đảo không và bị xử lý ra sao?
* Chị Nguyễn Thị Sen (ngụ xã Phú Điền, H.Tân Phú) hỏi, vừa rồi chị đặt mua qua mạng xã hội một cái váy trị giá 700 ngàn đồng. Người bán nói chuyển trước cho họ 300 ngàn đồng thì mới giao hàng. Sau khi chuyển tiền, chị không liên lạc được với người bán hàng nữa. Vậy hành vi của người bán hàng có phải là lừa đảo không và bị xử lý ra sao?
- Vấn đề này được luật sư Nguyễn Đức (Hội Luật gia tỉnh) trả lời như sau, đó là thủ đoạn thường gặp của những người chuyên lừa đảo qua mạng. Cách thức của họ là dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra thông tin giả làm cho người mua tin đó là thật, chuyển tiền rồi chiếm đoạt. Hành vi này bị xử lý hành chính từ 1-2 triệu đồng theo Khoản 1, Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự; an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Ngoài ra, hành vi lừa đảo cũng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (theo Khoản 1, Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015) nếu tài sản chiếm đoạt trị giá từ 2 đến dưới 50 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh; tài sản bị lừa đảo là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đã bị kết án về một trong các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Diễm Quỳnh (ghi)