(ĐN) - Theo Sở TN-MT, hơn 460 tấn (gần 30%) chất thải sinh hoạt/ngày đang được xử lý bằng biện pháp lạc hậu là chôn lấp. Điều này gây ra những hệ lụy rất lớn cho môi trường, mất diện tích đất, lãng phí nguồn tài nguyên.
(ĐN) - Theo Sở TN-MT, hơn 460 tấn (gần 30%) chất thải sinh hoạt/ngày đang được xử lý bằng biện pháp lạc hậu là chôn lấp. Điều này gây ra những hệ lụy rất lớn cho môi trường, mất diện tích đất, lãng phí nguồn tài nguyên.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Đồng Nai phát sinh khoảng 1.885 tấn rác thải rắn sinh hoạt. Khoảng 1.550 tấn rác được đưa về các khu xử lý chất thải tập trung, còn lại tự xử lý theo hướng dẫn. Gần 1.087 tấn rác thải rắn tái chế/sản xuất compost và đốt, khoảng 463 tấn chôn lấp.
Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU năm 2020 của Tỉnh ủy về thu gom, xử lý chất thải các loại, đến nay, 99% chất thải rắn sinh hoạt, 100% chất thải y tế và chất thải công nghiệp không độc hại được thu gom, xử lý theo quy định, 100% các khu công nghiệp đủ điều kiện đã đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung và lắp đặt quan trắc tự động, riêng chỉ tiêu giảm chôn lấp rác thải sinh hoạt xuống dưới 15% chưa đạt.
Ông Đặng Minh Đức, Giám đốc Sở TN-MT cho rằng, việc sử dụng công nghệ xử lý rác lạc hậu; hạ tầng cho thu gom, xử lý rác chưa đảm bảo; chưa triển khai sâu rộng và hiệu quả công tác phân loại rác tại nguồn là nguyên nhân dẫn đến mục tiêu giảm chôn lấp rác thải sinh hoạt chưa đạt.
Hiện Đồng Nai đang làm mọi cách để hoàn thành chỉ tiêu này trong năm 2020, trong đó có, đẩy mạnh thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Đây là cơ sở cần thiết để tăng tỷ lệ rác thải tái chế, giảm thiểu tối đa rác thải chôn lấp; đầu tư hạ tầng cho phân loại, thu gom và xử lý chất thải sau phân loại; đôn đốc các đơn vị xử lý rác đổi mới công nghệ, tăng công suất xử lý chất thải sinh hoạt.
Ban Mai