Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp và áp dụng đúng khoa học - kỹ thuật nên anh Ngô Ngọc Dũng, ngụ ấp Tân Bình 2, xã Lang Minh (huyện Xuân Lộc) đã biến vùng đất sỏi bạc màu trở thành vườn cam xanh tươi, trĩu quả. Với 3,2 hécta cam, hàng năm gia đình anh thu lãi trên 500 triệu đồng.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp và áp dụng đúng khoa học - kỹ thuật nên anh Ngô Ngọc Dũng, ngụ ấp Tân Bình 2, xã Lang Minh (huyện Xuân Lộc) đã biến vùng đất sỏi bạc màu trở thành vườn cam xanh tươi, trĩu quả. Với 3,2 hécta cam, hàng năm gia đình anh thu lãi trên 500 triệu đồng.
Anh Ngô Ngọc Dũng bên vườn cam sành cho thu nhập cao của gia đình. |
Năm 2003, sau khi tham quan học hỏi nhiều mô hình sản xuất, anh Dũng đã lặn lội đến tỉnh Bến Tre mua 1 ngàn cây cam sành về trồng thử nghiệm. Nhờ chịu khó đầu tư chăm sóc, hơn 2 năm sau vườn cam của gia đình anh bắt đầu thu hoạch. Với năng suất 15 tấn/hécta, thời điểm đó vườn cam cho lãi trên 100 triệu đồng. Do đó, năm 2005 anh Dũng quyết định nhân rộng mô hình này. Đến nay gia đình anh Dũng sở hữu 3,2 hécta cam. Theo tính toán, với năng suất bình quân đạt từ 35- 40 tấn/hécta, giá bán từ 15 ngàn đồng/kg, gia đình anh Dũng lãi 500 triệu đồng/năm.
Ngoài việc áp dụng đúng kỹ thuật, anh Dũng còn đầu tư trên 60 triệu đồng lắp đặt toàn bộ hệ thống tưới phun cho vườn cam. Theo anh Dũng, cây cam rất cần độ ẩm, vì thế trung bình mỗi ngày phải tưới 3 đến 4 lần, mỗi lần khoảng 2 đến 2,5 giờ để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước để trái cam đạt chất lượng cao nhất.
Có thể nói, cây cam sành thực sự bén rễ trên vùng đất đen bạc màu, đây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân và góp phần vào tiến trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Như Trang - Ngọc Hoàng