Năm 2013, thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN vào Việt Nam đã giảm thêm 10% (xuống còn 60%). Thuế suất của xe máy nhập khẩu từ khu vực này hiện chỉ còn 5%. Làn sóng nhập khẩu xe máy, ô tô từ Thái Lan, Indonesia… đang tràn vào Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất, lắp ráp nội địa.
Đây cũng là áp lực chung cho ngành cơ khí Việt Nam khi lộ trình AFTA (Hiệp định Tự do thương mại khu vực ASEAN) ngày càng gần. Nhiều doanh nghiệp (DN) đang đối mặt với nguy cơ mất lợi thế về thị trường ngay trên sân nhà.
Năm 2013, thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN vào Việt Nam đã giảm thêm 10% (xuống còn 60%). Thuế suất của xe máy nhập khẩu từ khu vực này hiện chỉ còn 5%. Làn sóng nhập khẩu xe máy, ô tô từ Thái Lan, Indonesia… đang tràn vào Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất, lắp ráp nội địa.
Đây cũng là áp lực chung cho ngành cơ khí Việt Nam khi lộ trình AFTA (Hiệp định Tự do thương mại khu vực ASEAN) ngày càng gần. Nhiều doanh nghiệp (DN) đang đối mặt với nguy cơ mất lợi thế về thị trường ngay trên sân nhà.
* Cạnh tranh gay gắt
Ông Nguyễn Anh Nghĩa, chủ DN tư nhân Anh Nghĩa (huyện Trảng Bom), cho biết thời gian trước DN chuyên nhận làm các đơn hàng linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy cho các thương hiệu lớn, như: Honda, Yamaha, SYM… Năm 2011, DN đã đầu tư chi phí làm ISO với mục tiêu sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy thuần Việt đưa ra thị trường. “Nhưng hiện nay, đơn vị buộc phải chuyển hướng sản xuất vì tỷ lệ đơn hàng trong lĩnh vực ô tô, xe máy chỉ còn chiếm khoảng 10% tổng sản lượng sản xuất. Nhiều DN cùng lĩnh vực với Anh Nghĩa cũng đang lao đao vì nhu cầu về linh kiện, phụ tùng của các công ty lắp ráp, sản xuất ô tô, xe máy giảm sút mạnh” - ông Nghĩa nói.
Các doanh nghiệp trong ngành cơ khí chủ yếu vẫn nhận làm hàng gia công cho các công ty nước ngoài. |
Ông Nguyễn Minh Đức, chủ Garage ô tô Đức tại phường Tân Phong (TP. Biên Hòa), nhận xét các dòng xe ô tô từ Thái Lan, Indonesia… xuất hiện ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam. Theo đó, nhu cầu về phụ tùng, vật tư dùng trong sửa chữa ô tô xuất xứ từ các nước trên cũng tăng nhanh. So với phụ tùng nhập từ Nhật và các nước phương Tây, hàng từ các nước ASEAN có giá rẻ, thời gian đặt hàng cũng nhanh hơn nên được ưa chuộng.
Theo nhiều chuyên gia trong ngành cơ khí, công nghiệp luyện kim nước ta quá yếu và thiếu, dẫn đến thiếu nguyên liệu sản xuất đang là một trong những nguyên nhân khiến cơ khí chế tạo của Việt Nam vẫn manh mún, nhỏ lẻ. DN vẫn phải tự xoay xở ngay cả trong những vấn đề vĩ mô, như: đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực… Điều này có thể thấy rõ thực trạng đáng buồn là nông dân là người nghiên cứu, tự chế tạo máy móc trong sản xuất dù nước ta không thiếu các viện nghiên cứu với đầy đủ đội ngũ các nhà khoa học có nhiều bằng cấp. |
Ông Võ Văn Phụng, Giám đốc Công ty TNHH Phụng Tiến (TP. Biên Hòa), chuyên sản xuất phụ tùng cho các loại máy nông nghiệp lo lắng: “DN Việt đã hụt hơi trong cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Lộ trình AFTA ngày càng gần, áp lực hàng ngoại cạnh tranh giành thị phần nội địa càng nặng nề hơn”.
* Chưa có chính sách hỗ trợ
“DN cơ khí của Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Tuy chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực này không thiếu nhưng chỉ mới thể hiện trên giấy tờ chứ chưa đi vào thực tế” - ông Võ Văn Phụng nhận xét thêm. Theo đó, đến nay DN hầu như vẫn “tự bơi” trong điều kiện lãi suất cao, đơn hàng giảm... Chính vì vậy, những gì ngành cơ khí làm được thời gian qua chủ yếu nằm ở phân khúc thị trường khá “dễ dãi” về chất lượng và độ tinh xảo, không đòi hỏi trình độ công nghệ chuyên sâu nên giá trị sản xuất thấp. Khi cánh cửa hội nhập mở rộng theo lộ trình AFTA, DN nếu không đầu tư máy móc công nghệ mới, quy trình sản xuất hiện đại thì không thể tạo ra được những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nguy cơ mất thị phần ngay trên sân nhà là điều khó tránh khỏi.
Ngay cả những sản phẩm đơn giản như máy cắt cỏ, Việt Nam vẫn phải sử dụng máy cắt cỏ cũ nhập khẩu từ nước ngoài. Ảnh: TL |
Đồng quan điểm trên, ông Phùng Ngọc Trung, chủ DN tư nhân cơ khí kỹ thuật Trung Cao (TP. Biên Hòa), phân tích: “Ngoài việc lãi suất cao kéo dài thì hệ thống hạ tầng về công nghiệp phụ trợ yếu và thiếu, DN trong lĩnh vực cơ khí không dám đầu tư công nghệ hiện đại, dù đây là yêu cầu sống còn trong giai đoạn hội nhập hiện nay”. Chính vì vậy, nhiều đơn vị chấp nhận làm hàng gia công mà chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực cơ khí chế tạo. Những khoảng trống này đã khiến máy móc, thiết bị nước ngoài có cơ hội tràn vào chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Chủ một DN có kinh nghiệm gần 20 năm chuyên nhập máy móc, thiết bị cũ về tân trang rồi bán ra thị trường nội địa chia sẻ, đến nay ngay cả mũi khoan đá Việt Nam cũng phải nhập khẩu nên chưa thể nói đến sản xuất những loại máy móc, thiết bị cần sự đầu tư lâu dài với nguồn vốn lớn. Đây là lý do các loại máy móc, thiết bị cũ của nước ngoài cách đây vài thập niên đến nay vẫn được thị trường nội địa tiêu thụ mạnh.
Bình Nguyên