Báo Đồng Nai điện tử
En

Cầu vượt Thủ Đức sẽ về đích đúng hẹn

08:12, 18/12/2012

Vào trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ, một trong 2 cây cầu vượt bằng thép đầu tiên được đưa vào sử dụng tại TP. Hồ Chí Minh là cầu vượt ngã tư Thủ Đức. Hiện nay, những hạng mục cuối cùng của cây cầu này đang được khẩn trương hoàn thành. Các chủ đầu tư hiện đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp phục vụ người dân và góp phần giảm ách tắc giao thông trong giai đoạn cao điểm trước tết.

Vào trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ, một trong 2 cây cầu vượt bằng thép đầu tiên được đưa vào sử dụng tại TP. Hồ Chí Minh là cầu vượt ngã tư Thủ Đức. Hiện nay, những hạng mục cuối cùng của cây cầu này đang được khẩn trương hoàn thành. Các chủ đầu tư hiện đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp phục vụ người dân và góp phần giảm ách tắc giao thông trong giai đoạn cao điểm trước tết.

Ngã tư Thủ Đức là điểm giao cắt giữa xa lộ Hà Nội với đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức) và Lê Văn Việt (quận 9). Đây là một cửa ngõ phía Đông Bắc TP.Hồ Chí Minh hàng ngày có mật độ, lưu lượng xe qua lại cực lớn, đặc biệt là từ các tỉnh miền Đông đi về TP.Hồ Chí Minh.

* Sẽ không còn ám ảnh kẹt xe?

Những năm gần đây, ngã tư Thủ Đức là nỗi ám ảnh của nhiều người thường xuyên đi lại ở giao lộ này vì nạn kẹt xe, nhất là ở những giờ, ngày cao điểm.

Cầu vượt Thủ Đức đang đặt những dầm cuối cùng để đưa vào sử dụng.
Cầu vượt Thủ Đức đang đặt những dầm cuối cùng để đưa vào sử dụng.

Cùng với lượng xe lưu thông từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung, vùng Đông Nam bộ đi về TP.Hồ Chí Minh, ngã tư Thủ Đức còn đón lượng xe lớn từ quận 9 đi, về quận Thủ Đức hoặc từ 2 quận này rẽ trái, phải vào trung tâm thành phố. Xe container và xe gắn máy là 2 tác nhân lớn gây ùn tắc giao thông cho khu vực này và cũng theo số liệu khảo sát, lưu lượng xe qua nút theo hướng xa lộ Hà Nội là chủ yếu.

Ùn tắc giao thông ở ngã tư Thủ Đức gây lãng phí, thất thoát lớn về thời gian, tiền bạc cho nền kinh tế, gây hư hại các công trình giao thông khác khi người đi xe máy, xe buýt lấn vỉa hè để lưu thông khi có kẹt xe. Giải quyết bài toán kẹt xe ở đây là mong muốn của chính quyền và người dân nhưng sau quá trình tìm kiếm các giải pháp, ngành giao thông - vận tải đã chọn hình thức cầu vượt bằng thép thi công nhanh và ít ảnh hưởng giao thông trong quá trình xây dựng.

Cầu vượt này sẽ có bốn làn xe theo hướng xa lộ Hà Nội sẽ giải quyết được khoảng 75% lưu lượng xe qua nút. Công trình này đã khởi công từ tháng 7 vừa qua. Qua hơn 4 tháng thi công, cơ quan chức năng vẫn có biện pháp đảm bảo giao thông tốt.

Cầu vượt có tuổi thọ thiết kế 100 năm với tải trọng HL93 (dành cho tất cả các loại ô tô), mép cầu sát tim xa lộ Hà Nội, cầu lệch về bên phải theo hướng Sài Gòn - Biên Hòa. Trong tương lai sẽ làm thêm một cầu có quy mô tương tự song song cầu này, nằm ở nửa đường bên trái theo hướng TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa. Sau khi hoàn thành cầu thứ hai sẽ tổ chức giao thông mỗi hướng 4 làn xe, phù hợp với quy hoạch 8 làn xe trên xa lộ Hà Nội. Các hướng lưu thông còn lại sẽ được điều tiết giao thông bằng đèn tín hiệu.

* Không lỗi hẹn

Nhiều chuyên gia cho rằng, giải quyết bài toán kẹt xe ở ngã tư Thủ Đức bằng cách xây hầm chui sẽ ít tốn kém và hợp quy hoạch hơn. Theo phân tích, ngã tư Thủ Đức là vị trí đỉnh dốc hướng từ Bình Thái lên Thủ Đức, vì vậy, việc xây dựng cầu vượt sẽ làm tăng thêm độ dốc của tuyến đường. Với độ dốc này, xe container, xe tải nặng sẽ gặp khó khăn để lên cầu vượt, hệ số an toàn giao thông không cao. Xây hầm chui độ dốc nhỏ hơn, xe cộ lưu thông an toàn hơn, có tính thẩm mỹ hơn và chi phí thấp hơn.

Chiều dài toàn cầu vượt Thủ Đức là 570m, phần cầu dài 278m, phần tường chắn và đường đầu cầu 292m. Cầu gồm bảy nhịp liên tục dầm hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép có chiều dài nhịp từ 35-45m. Mặt cắt ngang cầu 16m cho bốn làn ô tô lưu thông. Cầu được tổ chức giao thông cho cả hai hướng TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa và Biên Hòa - TP. Hồ Chí Minh, mỗi hướng gồm hai làn ô tô lưu thông.

Nhưng, xây hầm chui sẽ mất từ 2 đến 4 năm và cản trở giao thông trong khi xây cầu vượt mất ít thời gian hơn nhiều và không ảnh hưởng lớn đến giao thông bình thường nên UBND TP.Hồ Chí Minh chọn giải pháp cấp bách. Chỉ định thầu cho Tổng công ty xây dựng Thăng Long thi công cũng xuất phát từ yêu cầu cấp bách ấy. Đơn vị thi công cầu cũng là đơn vị đã xây dựng thành công 2 cầu vượt lắp ghép bằng thép và đã đưa vào sử dụng ở Hà Nội là cầu vượt Tây Sơn - Chùa Bộc và Láng Hạ - Thái Hà.

UBND TP.Hồ Chí Minh cũng yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu phải thi công ngay sau lễ động thổ và dứt khoát phải hoàn thành cầu vượt trước Tết Nguyên đán như một lời hứa với người dân. Cho đến nay, ai đi qua xa lộ Hà Nội đều nhận ra những dầm cầu cuối cùng của cây cầu vượt Thủ Đức đã được thi công xong. Công trình này không lỗi hẹn.

Mạnh Trần

 

 

 

 

Tin xem nhiều