Mặc dù là một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất trên toàn cầu bởi vì nhu cầu của con người thì sau "ăn" là "mặc", nhưng hàng chục năm nay, dệt may là ngành sản xuất vướng phải nhiều "tai tiếng" nhất về ô nhiễm môi trường. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là để làm nên các sản phẩm dệt may, có nhiều công đoạn với sự tham gia của nhiều loại hóa chất, tài nguyên cũng như quá trình sản xuất sẽ xả thải ra môi trường khá nhiều.
Mặc dù là một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất trên toàn cầu bởi vì nhu cầu của con người thì sau “ăn” là “mặc”, nhưng hàng chục năm nay, dệt may là ngành sản xuất vướng phải nhiều “tai tiếng” nhất về ô nhiễm môi trường. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là để làm nên các sản phẩm dệt may, có nhiều công đoạn với sự tham gia của nhiều loại hóa chất, tài nguyên cũng như quá trình sản xuất sẽ xả thải ra môi trường khá nhiều.
TP.Biên Hòa xuất hiện ngày càng nhiều công trình chung cư, nhà ở, trung tâm thương mại, góp phần làm cho đô thị ngày càng hiện đại. Trong ảnh: Một góc mặt chung cư Topaz Twins ở P.Thống Nhất (TP.Biên Hòa). Ảnh: Công Nghĩa |
Theo Tổ chức quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF), mỗi năm ngành thời trang toàn cầu tiêu thụ khoảng 1,5 tỷ lít nước, 92 triệu tấn rác thải, nước thải chiếm 20% nước thải công nghiệp. Trong khi trồng bông chỉ chiếm 2,4% đất canh tác trên toàn thế giới nhưng sử dụng tới 10% hóa chất toàn ngành Nông nghiệp và 25% chất bảo vệ thực vật. Khí thải của ngành dệt may chiếm 2-10% tổng lượng khí hiệu ứng nhà kính và tăng lên 26% vào năm 2050 nếu ngành không có động thái thay đổi.
Tại Việt Nam, phải mất 2,7 ngàn lít nước để làm một chiếc áo phông cotton và 17-20% ô nhiễm nguồn nước công nghiệp xuất phát từ việc dệt nhuộm và xử lý dệt may. Nhiều vật liệu sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm dệt may như: kim loại nặng, chất chống cháy, amoniac... là hóa chất độc hại, đe dọa môi trường và sức khỏe con người. Ước tính hóa chất sử dụng tại các doanh nghiệp dệt nhuộm từ 500-2.000kg/tấn sản phẩm (nguồn: Báo Sài Gòn Giải phóng).
Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm dệt may không còn ở dạng “ăn chắc mặc bền” nữa mà đang nghiêng về trào lưu “thời trang nhanh”, tức là sử dụng các sản phẩm thời trang được thiết kế và sản xuất nhanh, sử dụng trong thời gian ngắn rồi thải bỏ. Xu hướng này đẩy nhanh vòng tròn sản xuất sản phẩm, tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn và gây hại cho môi trường ngày một nhiều hơn.
Chính vì vậy, việc làm sao để “xanh hóa” ngành dệt may bằng cách giảm tiêu tốn tài nguyên, giảm khí thải, giảm rác thải, nước thải, giảm tồn dư hóa chất trong sản phẩm và trong môi trường… đang được nhiều quốc gia đặt ra một cách nghiêm túc. Nhiều quốc gia khuyến khích hoặc yêu cầu các “ông lớn” về sản xuất hàng dệt may phải cam kết “xanh hóa” sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể đứng ngoài.
Số liệu từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho thấy, ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12-16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Do đó, để giữ được vị trí này, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã đầu tư máy móc công nghệ với các giải pháp mới nhằm xanh hóa sản phẩm, đáp ứng các tiêu chí khắt khe hơn về xuất khẩu. “Đường đi” được cho là còn dài bởi trình độ, quy mô của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, song xu hướng này là bắt buộc. Chưa kể, ngành dệt may trong nước cũng phải chung tay với toàn cầu từng bước xóa bỏ “tai tiếng” chung của ngành lâu nay bởi đây là con đường phát triển bền vững nhất.
Vi Lâm