Nói chuyện tại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng do Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức, GS.TS Hoàng Chí Bảo đặc biệt nhấn mạnh: "Trong công tác dân vận phải đặc biệt chú ý đến nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Dân vận có dân giúp sức khó cũng thành dễ; dân không giúp, không ủng hộ, cán bộ xa cách dân thì dễ cũng thành khó. Bác Hồ cũng luôn nhắc nhở sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Đây là điều rất quan trọng, thúc đẩy phong trào, thúc đẩy niềm tin của nhân dân vào Đảng".
Nói chuyện tại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng do Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức, GS.TS Hoàng Chí Bảo đặc biệt nhấn mạnh: “Trong công tác dân vận phải đặc biệt chú ý đến nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Dân vận có dân giúp sức khó cũng thành dễ; dân không giúp, không ủng hộ, cán bộ xa cách dân thì dễ cũng thành khó. Bác Hồ cũng luôn nhắc nhở sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Đây là điều rất quan trọng, thúc đẩy phong trào, thúc đẩy niềm tin của nhân dân vào Đảng”.
Bác Hồ đã đi xa chúng ta 47 năm. Trước lúc về cõi vĩnh hằng, Bác để lại cho toàn Đảng, toàn dân bản di chúc thiêng liêng. Từ khi Bác ra đi, các thế hệ nối tiếp nhau làm theo Bác, nhưng có hiểu đúng về Bác mới vận dụng đúng tư tưởng của Bác.
Bác Hồ là con người thiên về hành động thực tiễn. Cả cuộc đời, Bác đã dành trọn tình yêu thương cho nước, cho dân. Những năm cuối đời, Bác lại càng dành nhiều hơn tình yêu cho nhân dân, đặc biệt là nông dân. Trong 79 mùa Xuân của mình, Bác Hồ đã có 700 lần về với nông dân. Nông dân là đối tượng được Bác thương nhất vì nghèo khổ nhất, chịu nhiều thiệt thòi nhất, đóng góp nhiều nhất cho cách mạng. Ngay đặt tên cho mình, Bác cũng đặt tình thương yêu nhân dân trong đó. Bác có tất cả 175 tên, trong đó 2 cái tên: Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Ái Dân mang đậm dấu ấn công tác dân vận.
Khi lấy tên Nguyễn Ái Quốc, mang hàm ý: người thanh niên họ Nguyễn yêu nước. Khi là Chủ tịch nước, Bác lấy tên Ái Dân, tức là yêu nước phải thương dân, thương dân là thước đo của lòng yêu nước. Quá thương dân, Bác đã tận tâm tận lực, cả cuộc đời vì dân… Có lần, một cán bộ nói với Bác, Bác là lãnh tụ của đất nước, xin Bác đừng mặc quần nâu, áo vải, dép cao su như vậy, họ lại bảo chúng cháu không lo cho Bác. Bác lắng nghe, rồi nói: “Bác mặc thế này hợp với Bác. Bác là lãnh tụ của dân, ăn mặc như dân. Bác mặc như thế này dân vẫn khổ, nếu Bác mặc đẹp dân còn khổ đến bao giờ”.
Cũng theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, những ngày cuối cùng trước lúc đi xa, Bác mê man liên tục nhưng lúc tỉnh, câu đầu tiên Bác hỏi là “dân có bị sao không?”.
Quỳnh Trang