Hỏi: Năm 2014, tôi vay của ông N.H.T. số tiền 70 triệu đồng. Ông N.H.T. buộc tôi phải ra văn phòng công chứng lập hợp đồng với nội dung tôi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông ấy. Tôi trả tiền lời trong khoản tiền nợ ông N.H.T. được 18 tháng, sau đó không có điều kiện trả tiếp.
Hỏi: Năm 2014, tôi vay của ông N.H.T. số tiền 70 triệu đồng. Ông N.H.T. buộc tôi phải ra văn phòng công chứng lập hợp đồng với nội dung tôi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông ấy. Tôi trả tiền lời trong khoản tiền nợ ông N.H.T. được 18 tháng, sau đó không có điều kiện trả tiếp. Nay ông N.H.T. khởi kiện tôi ra tòa, đòi lại quyền sử dụng đất ông đã đứng tên trên hợp đồng công chứng đã lập trước đây. Tôi vô cùng hoang mang, lo sợ vì nếu mất đất gia đình tôi không biết sống thế nào. Tôi cần làm gì để giữ quyền và lợi ích hợp pháp tài sản của gia đình?
Đỗ Thị Loan (tỉnh Bình Phước)
Trả Lời: Theo thông tin bà cung cấp, giao dịch giữa bà và ông N.H.T. là quan hệ vay mượn tiền có trả lãi. Việc bà giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông N.H.T. chỉ trên cơ sở đảm bảo nghĩa vụ bà phải thanh toán đối với số tiền đã vay của ông ấy. Thực tế, việc ông N.H.T. yêu cầu bà lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có văn phòng công chứng chứng thực, về mặt pháp lý là giao dịch không có thực. Nói cách khác, việc chứng thực này nhằm mục đích chủ yếu để ràng buộc việc vay mượn tiền giữa bà và ông N.H.T. Theo quy định của pháp luật hiện nay, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà và ông N.H.T. trước đây là vô hiệu.
Đến nay ông N.H.T. đã khởi kiện bà ra tòa. Qua đó, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bà phải làm đơn yêu cầu phản tố, đề nghị tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà và ông N.H.T. không có giá trị pháp lý.
LS.Ngô Văn Định