Báo Đồng Nai điện tử
En

Cái gì ra cái nấy

10:11, 15/11/2015

Vương Bột (650-676), tự Tử An, quê ở Long Môn, Giáng Châu (ngày nay là Hà Tân, Sơn Tây, Trung Quốc) được xem là một trong "Sơ Đường tứ kiệt", tức bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường (gồm: Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân và Lạc Tân Vương). Vương Bột được người thời đó tôn là "Thần thi".

Vương Bột (650-676), tự Tử An, quê ở Long Môn, Giáng Châu (ngày nay là Hà Tân, Sơn Tây, Trung Quốc) được xem là một trong “Sơ Đường tứ kiệt”, tức bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường (gồm: Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân và Lạc Tân Vương). Vương Bột được người thời đó tôn là “Thần thi”.

Tương truyền, cha của Vương Bột làm quan bị giáng chức, phải làm huyện lệnh trấn nhậm tại huyện Giao Chỉ (tên một đơn vị hành chính của nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc). Tháng 8-676, Vương Bột đến huyện Giao Chỉ thăm cha, trên đường trở về gặp bão lớn, ông bị chết đuối trên biển. Xác ông trôi dạt vào bờ, người dân địa phương thương xót, mang đi chôn và lập miếu thờ ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Mấy trăm năm Bắc thuộc, quan lại cai trị các triều đại phong kiến phương Bắc áp đặt ách thống trị tàn ác và bóc lột dã man đối với nhân dân ta khiến ai nấy đều rất căm thù. Vô số cuộc khởi nghĩa giành độc lập của dân ta đã nổ ra trong suốt thời kỳ này, như: Hai Bà Trưng, anh em Triệu Quốc Đạt - Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Triệu Quang Phục… Tinh thần đánh đuổi ngoại xâm chưa bao giờ tắt trong tâm tưởng người dân nước ta. Tuy nhiên, đối với Thần thi Vương Bột, dù ông cũng là người dân của đất nước đi xâm lược, nhưng khi qua đời trong hoàn cảnh bất hạnh người dân nước ta vẫn chôn cất tử tế, hương khói phụng thờ, ấy là bởi cảm mến tài hoa. Từ ngàn xưa, người dân Việt đã biết phân biệt rạch ròi giữa nhân dân và chính quyền xâm lược, nói theo kiểu Nam bộ là “Cái gì ra cái nấy”. Đấy cũng là bản chất nhân văn của dân tộc Việt.

Trực Tử  

Tin xem nhiều