Vương An Thạch là một vị quan làm thơ. Tô Ðông Pha là nhà thơ chán việc quan. Tính tình của hai ông trái ngược nhau: Tô thì hào sảng, bộc trực; còn Vương thì uyên bác, thâm trầm.
Vương An Thạch là một vị quan làm thơ. Tô Ðông Pha là nhà thơ chán việc quan. Tính tình của hai ông trái ngược nhau: Tô thì hào sảng, bộc trực; còn Vương thì uyên bác, thâm trầm.
Vương An Thạch thi đỗ sớm, nhưng không nhận chức ngay, dành một thời gian dài để du lịch, học hỏi địa hình địa vật, phong tục tập quán, văn chương văn hóa khắp miền, sau đó mới nhận việc quan, được vinh thăng đến Tể tướng. Trong lúc du học ở đảo Hải Nam, ông đã làm một bài thơ, trong đó có hai câu rất lạ:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.
Dịch nghĩa:
Trăng sáng hót đầu núi
Chó vàng nằm (trong) lòng hoa.
Thi hào Tô Ðông Pha khi đọc, cho là không hay nên đã sửa lại hai chữ cuối:
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm.
Dịch nghĩa:
Trăng sáng rọi đầu núi
Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa.
Chuyện sửa thơ đến tai Tể tướng Vương An Thạch, nhưng ông không nói gì, cũng không có thái độ gì khác biệt đối với vị quan Tô Đông Pha thuộc quyền.
Khi đến làm quan ở Hải Nam được một thời gian, Tô Ðông Pha mới khám phá ra là: ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi; và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết là Vương An Thạch đúng, mình còn thiếu thực tế.
Ở đời, chuyện nhà văn - nhà thơ bất phục, chê bai, châm biếm “nhà quan” là chuyện thường. Nhưng Vương An Thạch và Tô Đông Pha là danh nhân (người lớn); bởi vì Tể tướng Vương không vì thế mà trị người dưới quyền; thi sĩ Tô biết được sự thật và tôn trọng sự thật. Hai người có thể kết bạn với nhau. Còn những người khác thì sao?
Trực Tử