Báo Đồng Nai điện tử
En

Bài học không cũ

11:05, 13/05/2015

Đỗ Thanh Nhơn là một danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18. Cùng với Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, ông được người đương thời xưng tụng là "Gia Ðịnh tam hùng".

Đỗ Thanh Nhơn là một danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18. Cùng với Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, ông được người đương thời xưng tụng là “Gia Ðịnh tam hùng”. Năm 1775, khi chúa Nguyễn Phúc Thuần bôn tẩu khỏi sự truy bắt của quân Tây Sơn chạy đến Trấn Biên, ông có công phò trợ kịp thời nên được tin dùng, phong chức Ngoại hữu chưởng doanh, tước Phường quận công.

Đến khi Lý Tài làm phản, đóng quân ở Chiêu Thái sơn (núi Châu Thới ngày nay), Đỗ Thanh Nhơn đem quân đánh dẹp, càng được chúa Nguyễn Phúc Ánh (cháu chúa Nguyễn Phúc Thuần) trọng dụng, phong đến Ngoại hữu Phụ chính Thượng tướng quân, nên dần sinh tính kiêu ngạo, lại ngang ngược, lộng quyền. Nhơn kết bè kết đảng, ban chức tước cho người cùng phe phái, dung túng kẻ dưới làm điều xằng bậy, hại những kẻ trung lương nói lời nghịch ý, khiến nhiều người oán hận.

Thấy vậy, quan Chưởng cơ là Tống Phúc Thiêm mật tâu với chúa Nguyễn Phúc Ánh xin trừ bỏ Nhơn. Nguyễn Phúc Ánh nghe theo, năm 1781 không chỉ giết Nhơn mà còn diệt hết cả bè đảng, tay chân bộ hạ của Nhơn.

Là người tài giỏi, có công lao lớn, nhưng Đỗ Thanh Nhơn lại cậy thế công thần, bộc lộ tính kiêu ngạo và sự lộng hành, lại có biểu hiện “lợi ích nhóm”. Hậu quả ra sao thì đã rõ.

Trực Tử

 

Tin xem nhiều