- Con trai tui hôm qua kể cho tui nghe một câu chuyện nhỏ xíu của cậu ấy mà làm tui nghĩ hoài đó anh Ba!<br>
- Chuyện thế nào chị Hai?
- Con trai tui hôm qua kể cho tui nghe một câu chuyện nhỏ xíu của cậu ấy mà làm tui nghĩ hoài đó anh Ba!
- Chuyện thế nào chị Hai?
- Cậu ấy học lớp 6 rồi, nên việc gặp cô giáo chủ nhiệm cũng chỉ tuần được chừng 2 lần, một lần môn của cô, một lần sinh hoạt lớp. Hôm qua, cậu ấy nhìn thấy cô giáo chủ nhiệm ở đầu cầu thang, cậu ấy chạy lại chào. Nhưng, cậu buồn vì cô không nói gì mà giơ tay phẩy phẩy ra hiệu đi vào lớp đi.
- Chị nói tui mới nhớ. Hồi con gái tui còn học cấp 2, nó cũng kể một chi tiết nghe thấy thương. Ấy là có những thầy cô chỉ chăm chăm gọi những học trò thầy cô thích, yêu quý phát biểu hoặc lên bảng sửa bài thôi, còn con tui, có môn giơ tay hoài mà cô thầy cứ lướt qua như là không thấy ấy. Riết nó chán, không thèm giơ tay luôn!
- Mà anh Hai biết không, tui đọc một tài liệu của nước ngoài đó nghen, người ta còn đếm số lần giáo viên nhìn vào mắt học trò trong một tiết học đó. Giáo viên phải nhìn đều vào từng học sinh, số lần nhìn vào các học sinh không được chênh lệch nhau nhiều. Ánh nhìn ấy không hề đơn giản, nó chứng tỏ sự quan tâm, yêu thương của thầy cô đến học sinh. Và đó là một trong những con đường để học sinh thì cảm nhận được sự bình đẳng của chúng trong lòng thầy cô.
- Trời, chị đòi hỏi cao quá. Lớp người ta bao nhiêu học trò, lớp của mình bao nhiêu học trò chị biết không?
- Tui biết chớ! Bởi, mới nói tui cũng thương thầy cô. Đến trả lời một câu chào của học trò còn không đủ thời gian, không đủ cảm hứng; nhìn vào mắt trò thôi cũng không hết lượt trong một giờ học thì làm sao mà ngồi viết nhận xét cặn kẽ vào từng bài của học trò được.
BA PHA