- Nghe nói 137 hécta của Vườn quốc gia Cát Tiên mà 2 dự án thủy điện sắp sửa “ngoạm” vào chỉ là rừng nghèo thôi mà ông?
- Nghe nói 137 hécta của Vườn quốc gia Cát Tiên mà 2 dự án thủy điện sắp sửa “ngoạm” vào chỉ là rừng nghèo thôi mà ông?
- Tôi đọc báo thấy ý kiến của nhiều nhà khoa học khẳng định, đây là khu vực có nhiều hình thái rừng, trong đó vẫn còn nhiều diện tích rừng giàu!
- Nhưng bên phía chủ trương làm thủy điện thì nói, ở đó còn có cả vườn điều và ruộng lúa, họ chụp hình rõ ràng mà!
- Đó chỉ là phần rất nhỏ vùng đệm, nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc S’Tiêng, Châu Mạ đã giao địa phương quản lý về mặt hành chính. Những người chủ trương làm thủy điện mới đi có 2 ngày như kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” làm sao thấy được tính đa dạng sinh học cần được bảo tồn của khu rừng này. Ví dụ như động vật quý hiếm, đâu chỉ 1-2 ngày là nhìn thấy, có những loài phải canh cả năm! Một nhà khoa học tâm huyết đã trưng ra những bức ảnh để khẳng định khu vực này còn nhiều loài quý hiếm, như: gà so cổ hung, chà vá chân đen… Có nhà khoa học khẳng định làm thủy điện ở đây có nguy cơ tác động đến khu Ramsar Bầu Sấu, một khu vực mang tầm quan trọng với cả thế giới!
- Nói chung, phá rừng là vấn đề ảnh hưởng toàn cầu rồi. Nhưng vì trong vụ này, kẻ nói rừng nghèo, người nói rừng giàu, mình chả biết đâu mà lần!
- Cứ cho là rừng nghèo đi nữa thì làm thủy điện cũng tác động đến toàn khu dự trữ sinh quyển của thế giới ở đây ông ơi, đó là chưa nói đến các tác động khác ở hạ lưu mà cụ thể là Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh phải gánh đó. Bài học này nhiều tỉnh miền Trung thấm đòn rồi! Với lại ông để ý đi, kẻ nói rừng nghèo là những người giàu, còn người nói rừng giàu là những người nghèo!
- Nè, ông có nhận xét vội vã không vậy cha?
- Ôi cái chuyện giàu nghèo nó lồ lộ ra thôi, có gì khó đoán đâu!
BA PHA