Báo Đồng Nai điện tử
En

Cậu bé thành Padouve là ai?

11:06, 15/06/2016

Yêu nước không phải là độc quyền của riêng ai. Từ những người được nhân dân giao quyền lực ở cấp cao đến những em bé đánh giày, người bán vé số ở góc phố đều có quyền và có cách thể hiện lòng yêu nước của mình.

Yêu nước không phải là độc quyền của riêng ai. Từ những người được nhân dân giao quyền lực ở cấp cao đến những em bé đánh giày, người bán vé số ở góc phố đều có quyền và có cách thể hiện lòng yêu nước của mình.

Tui nhớ, trước năm 1975, lũ “ngưu nhi” của tụi tui chuyền tay nhau đọc cuốn sách thuộc dạng “luân lý giáo khoa thư” về những tâm hồn cao thượng. Sau này mới biết, đó là tác phẩm của nhà văn Ý Edmono De Armicis, xuất bản ngày
18-10-1886, được dịch nhiều thứ tiếng, truyền bá như sách giáo khoa ở nhiều nước. Bản dịch tiếngViệt xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam năm 1948, phổ biến trong những thập niên 50, 60; một phần được đưa vào sách giáo khoa lớp 7 trước năm 1975. Mới đây, Công ty Nhã Nam đã tái bản quyển sách này của dịch giả nhà giáo Hà Mai Anh. Trong đó, câu chuyện về cậu bé thành Padouve như một ngọn lửa ấm lòng.

Chuyện kể rằng, cậu bé người Ý, con nhà nghèo khó, trốn xuống một con tàu Tây Ban Nha để tìm cơ hội kiếm tiền, nuôi thân. Nhờ có tài kể chuyện bằng tiếng Ý pha giọng Tây Ban Nha ngồ ngộ, hay hay, nên cậu bé được du khách cho nhiều tiền xu. Cậu bé đang mơ màng với ước mơ bằng tiền, chợt nghe có giọng ồn ào tán chuyện ở phòng bên. Đó là 3 người nước ngoài đang nói xấu về nước Ý. Họ dẫn chuyện để kết luận rằng nước Ý nghèo nàn, bẩn thỉu; người Ý quỷ quyệt, cường đạo, ngu dốt. Chuyện phải dừng ngang vì một cơn mưa tiền xu từ cửa sổ loảng xoảng rơi xuống bàn. Cậu bé thành Padouve thò đầu vào, giận dữ: “Các người hãy cầm lại tiền của mình đi. Ta không thèm nhận bố thí của những ai nói xấu đất nước ta”.

Cậu bé thành Padouve ấy đã được Việt hóa, sống trong cảm xúc của tuổi trẻ Việt Nam, đốt nóng và truyền đi ngọn lửa yêu nước vượt qua lợi ích tiền bạc. Bây giờ, ai có tinh thần của cậu bé thành Padouve, sẽ không bao giờ đi trong đội hình giương khẩu hiệu yêu nước nhưng thực chất là để xuyên tạc, bôi đen, làm xấu hình ảnh của đất nước. Nhưng, làm thế nào để truyền lửa “cậu bé thành Padouve ” cho tuổi trẻ học đường?

Đem chuyện này hỏi một giáo viên. Vị giáo viên nọ hỏi:

- Cậu bé thành Padouve ấy là ai? Ba đời nhà nó có ai làm gì cho địch không?

Ong mật tui nghẹn họng, potay.com!           

Ong mật

Tin xem nhiều