Chú Tám xe ôm đang đọc báo, bỗng trợn tròn mắt:<br>
- Nghe nè: kiểm tra cơ sở sản xuất bánh mì T. tại KP.3, phường Trung Dũng, lực lượng chức năng phát hiện máy móc, trang thiết bị sản xuất bánh mì tại đây cũ kỹ và gỉ sét.
Chú Tám xe ôm đang đọc báo, bỗng trợn tròn mắt:
- Nghe nè: kiểm tra cơ sở sản xuất bánh mì T. tại KP.3, phường Trung Dũng, lực lượng chức năng phát hiện máy móc, trang thiết bị sản xuất bánh mì tại đây cũ kỹ và gỉ sét. Nhà vệ sinh nằm ngay trong khu chế biến. Nền nhà bẩn thỉu, nước thải không qua xử lý. Ngoài ra, hàng trăm ký thịt mới nhập về không có dấu kiểm dịch. Một lượng thịt lớn dùng sản xuất nhân bánh mì đã ngả màu tím tái.
Cô Ba cà phê hốt hoảng:
- Trời phật ơi, con thường mua bánh mì ở tiệm này nè. Vậy là hồi giờ con bị ăn thịt bẩn sao? Làm sao bây giờ, chú Tám?
Chú Tám ngao ngán:
- Làm sao tao cũng đâu biết làm sao, tại vì tao cũng hay ăn ở tiệm này, có làm sao thì chú cháu mình cùng làm sao chớ biết làm sao.
Anh Tư Bốn chia sẻ:
- Nghe nói cơ quan chức năng ngoài phạt tiền, còn đang xem xét đóng cửa cơ sở chế biến bẩn này đó chú.
Cô Ba cà phê mặt méo xẹo:
- Có phạt tiền hay đóng cửa thì những người dân như em, như chú Tám cũng đã lỡ nạp ba cái thịt bẩn vô cơ thể rồi. Hổng biết rồi đây có bị bịnh hoạn gì hông. Sao mà có người lại vì lợi nhuận mà bất chấp luật pháp, sức khỏe của bà con mình vậy hổng biết. Có cách nào trị mấy người ác nhơn này hông, anh Tư?
Anh Tư Bốn trầm ngâm:
- Tui thấy ở nước ngoài, với những cơ sở chế biến thực phẩm, ngoài tuyên truyền về ý thức giữ gìn sức khỏe cộng đồng, phạt nặng những nơi vi phạm, thậm chí bỏ tù, các cơ quan chức năng còn kiểm soát rất gắt gao. Cứ mỗi tuần là họ lấy mẫu thực phẩm để kiểm tra, bởi vậy ít ai dám vi phạm.
Chú Tám xen vào:
- Tao thấy, ngoài phạt tiền, đóng cửa cơ sở vi phạm, còn phải bổ sung thêm hình phạt là bắt những người vô lương tâm này ăn cho hết ba cái thực phẩm bẩn do họ chế biến ra. Vậy mới tởn!
Ong mật