Báo Đồng Nai điện tử
En

Một việc làm bằng ngàn lời nói

10:02, 15/02/2016

Tẻo em mở tờ báo, đọc to:

- Sáng 14-2 tức mùng 7 Tết Bính Thân, tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam đã diễn ra lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2016. Đây là năm thứ 8 lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được khôi phục lại. Lễ hội Tịch điền là gì vậy ông nội?

Tẻo em mở tờ báo, đọc to:

- Sáng 14-2 tức mùng 7 Tết Bính Thân, tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam đã diễn ra lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2016. Đây là năm thứ 8 lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được khôi phục lại. Lễ hội Tịch điền là gì vậy ông nội?

Ông nội bỏ cặp kiếng lão ra, giảng giải:

- Lễ Tịch điền là nghi thức nhằm khuyến khích người dân chăm lo nông nghiệp, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an… Vua Lê Đại Hành là vị vua khởi xướng việc cầm cày xuống ruộng trong lễ hạ điền đầu năm 987. Từ đó, lễ được coi như quốc lễ bởi ý nghĩa nhân văn và tinh thần khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Sau này người dân có thêm các trò chơi dân gian, thêm phần hội vào phần lễ nên trở thành lễ hội.

Tẻo em ngẩn ngơ:

- Nhưng mà mình đang chủ trương trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, còn cổ vũ lễ hội nông nghiệp làm gì hả ông nội? Với lại nông dân bây giờ cày máy hết rồi, còn ai cày trâu như lễ hội Tịch điền Đọi Sơn đâu.

Ông nội cười khà khà:

- Vậy ông nội hỏi con: người dân nước công nghiệp theo hướng hiện đại có ăn cơm không? Con người còn cần đến lương thực là còn cần đến nông nghiệp. Ông bà mình nói: “Dĩ nông vi bản”, tức là lấy nghề nông làm gốc, có điều là bây giờ Nhà nước khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại để giảm sức lao động, tăng thu nhập, nâng chất lượng.

Lễ hội Tịch điền vẫn cày trâu như cách đây mấy ngàn năm là nhằm tái hiện lại truyền thống thôi con à. Lễ hội này theo thời gian đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc. Ngày xưa, vua đi cày nhằm thể hiện sự quan tâm của triều đình đối với nông dân, nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của phát triển nông nghiệp. Ngày nay, lễ hội còn là cách thức tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn đối với tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng xuống ruộng đi cày, tát nước với nông dân, bỏ mấy ông “quan cách mạng” quần áo, giày dép bóng lộn trên bờ. Ý nghĩa việc làm của Bác là làm lãnh đạo thì phải hiểu và chia sẻ nỗi vất vả với dân. Một việc làm bằng ngàn lời nói là vậy, con à.              

  Ong mật

Tin xem nhiều