Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ II diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng gặp nhiều khó khăn do sai lầm, nóng vội, chủ quan trong quản lý điều hành kinh tế, do hậu quả chiến tranh và tác động của thiên tai, mất mùa.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ II diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng gặp nhiều khó khăn do sai lầm, nóng vội, chủ quan trong quản lý điều hành kinh tế, do hậu quả chiến tranh và tác động của thiên tai, mất mùa. Trong khi đó, những thế lực thù địch không ngừng ra sức phá hoại công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nhiều mặt.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II họp từ ngày 10 đến ngày 12-7-1979 tại thành phố Biên Hoà. Tham dự Đại hội có 401 đại biểu đại diện cho trên 8.000 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã kiểm điểm, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, đề ra nhiệm vụ, phương hướng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 2 (1976–1980).
Kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất, Đại hội đánh giá: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, bám sát thực tế địa phương, đã huy động được sức mạnh của quần chúng, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, đạt nhiều chỉ tiêu kế hoạch so với năm 1976. Năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước được nâng lên một bước; an ninh quốc phòng được giữ vững; huy động được sức mạnh của quần chúng xây dựng và bảo vệ tuyến phòng thủ biên giới Tây – Nam.
Xác định năm 1979–1980 đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch 5 năm (1976–1980), Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chính trị trong hai năm 1979–1980 là: “Nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, thực sự phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy những thế mạnh của địa phương, ra sức xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, nhất là phát triển toàn diện, vượt bậc sản xuất nông nghiệp, ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng an ninh Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ với tiền tuyến lớn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu trước mắt, đồng thời chuẩn bị điều kiện phát triển những năm sau”. Đại hội Đảng bộ lần thứ II đã đề ra 6 mục tiêu chủ yếu:
1. Ra sức ổn định và đảm bảo đời sống nhân dân, đảm bảo cho mọi người có công ăn việc làm.
2. Làm tròn nghĩa vụ với tiền tuyến lớn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ biên giới.
3. Tăng cường quốc phòng và an ninh chính trị, bảo vệ Tổ quốc, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu hành động phá rối, bạo loạn, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống.
4. Hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các ngành công, nông, thương, lâm, ngư nghiệp, phát triển sản xuất, phục vụ đời sống, tăng thu nhập cho nhân dân.
5. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát huy các thế mạnh của địa phương, đáp ứng yêu cầu trước mắt đồng thời chuẩn bị cho những năm tới. Ưu tiên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và chế biến lương thực, thực phẩm.
6. Ra sức xây dựng cơ sở gắn liền với xây dựng cấp huyện, kiện toàn cấp tỉnh, đảm bảo phát huy vai trò Đảng lãnh đạo, quần chúng làm chủ tập thể, cải tiến một bước về quản lý và tổ chức kinh tế, quản lý đời sống nhân dân, chống mọi biểu hiện tham ô, móc ngoặc, cửa quyền.
Đại hội đề ra các chỉ tiêu sản lượng lương thực, khai hoang phục hoá, tổ chức đi xây dựng vùng kinh tế mới...Giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 350.000.000 đồng, kim ngạch xuất khẩu 140 triệu đồng.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II) gồm 43 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Lê Quang Chữ được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ.
DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA II
(Theo Quyết định số 943 NQ-NS/TƯ ngày 29-9-1979 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)
HỌ VÀ TÊN |
CHỨC VỤ |
1. Lê Quang Chữ |
Bí thư |
2. Nguyễn Thị Bạch Tuyết |
Phó Bí thư |
3. Nguyễn Văn Trung |
Phó Bí thư |
4. Phạm Văn Hy |
Phó Bí thư |
5. Nguyễn Đăng Mai |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
6. Nguyễn Hoàng Vân |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
7. Hoàng Vĩnh Phú |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
8. Lê Minh Nguyện |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
9. Lê Tư Huyền |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
10. Nguyễn Hoàng Nam |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
11. Lê Minh Hà |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
12. Nguyễn Hải |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
13. Nguyễn Thị Bình Minh |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
14. Trần Văn Cường |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
15. Hà Đình Bảo |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
16. Huỳnh Ngọc Đấu |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
17. Huỳnh Văn Bình |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
18. Vũ Khánh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
19. Nguyễn Việt Trân |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
20. Võ Văn Vân |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
21. Lê Thị Huệ |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
22. Lê Tấn |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
23. Đặng Văn Huệ |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
24. Nguyễn Tấn Chiến |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
25. Lê Hữu Sanh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
26. Trần Văn Quyến |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
27. Phạm Văn Nà |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
28. Võ Văn Lượng |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
29. Nguyễn Việt Nhân |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
30. Lê Đình Nghiệp |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
31. Hồ Sĩ Hành |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
32. Võ Tấn Vịnh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
33. Trần Đệ |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
34. Nguyễn Hảo Đức |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
35. Nguyễn Văn Nghiệp |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
36. Phạm Sơn Tòng |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
37. Phạm Hòa |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
38. Lâm Hiếu Trung |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
39. Nguyễn Văn Thảo |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
40. Lê Văn Việt |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
41. Nguyễn Thị Ngọc Liên |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
42. Nguyễn Công Sự |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
43. Nguyễn Hoan |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
44. Huỳnh Công Trạch |
Uỷ viên dự khuyết |
45. Huỳnh Thị Phượng |
Uỷ viên dự khuyết |
· Quyết định số 943 NQ-NS/TƯ ngày 29-9-1979 của Ban Bí thư quyết định đồng chí Lê Minh Hà vào Ban Chấp hành Đảng bộ Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.