Ngày 20-10-1976, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Nai thành lập Ban Tổ chức Đại hội (theo Thông báo số 356/TVTU) gồm 10 đồng chí [1] do đồng chí Phạm Văn Hy, Phó Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng Ban; đồng chí Lê Nhị Thành (Tám Hà), Lê Quang Thành, uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ làm Phó Ban. Ban có nhiệm vụ chuẩn bị công tác tổ chức, nội dung Đại hội và chỉ đạo trực tiếp Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Ngày 20-10-1976, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Nai thành lập Ban Tổ chức Đại hội (theo Thông báo số 356/TVTU) gồm 10 đồng chí [1] do đồng chí Phạm Văn Hy, Phó Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng Ban; đồng chí Lê Nhị Thành (Tám Hà), Lê Quang Thành, uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ làm Phó Ban. Ban có nhiệm vụ chuẩn bị công tác tổ chức, nội dung Đại hội và chỉ đạo trực tiếp Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Để tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất, Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Đồng Nai chỉ đạo tổ chức Đại hội đảng viên cơ sở (từ ngày 19 đến 27-10-1976) và Đại hội các Đảng bộ huyện, thị xã, thành phố và các Đảng bộ trực thuộc (từ ngày 28-10 đến 3-11-1976). Trong chỉ đạo, Tỉnh uỷ Đồng Nai xác định Đại hội đảng viên cơ sở, Đại hội chi bộ, Đảng bộ cơ sở là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, lần đầu tiên tổ chức sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đảng viên, các cấp chi uỷ, Đảng uỷ cần phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, phát huy trí tuệ thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội IV, của Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh trình Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất, đề ra nhiệm vụ của cấp mình, bầu Ban Chấp hành Huyện uỷ, Thành uỷ, Đảng uỷ và bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất (vòng 1) tiến hành từ ngày 11 đến 21-11-1976 tại thành phố Biên Hoà. Tham dự có 420 đại biểu chính thức gồm 367 đại biểu nam, 52 đại biểu nữ, có 11 đại biểu dân tộc thiểu số, đại diện cho 6.810 đảng viên của 17 Đảng bộ huyện, thành phố, 7 Đảng bộ trực thuộc và 509 chi bộ, Đảng bộ cơ sở.
Đại hội tiến hành đánh giá, kiểm điểm những thành tựu đạt được về các mặt sau một năm cải tạo và xây dựng, biểu dương những đóng góp của quân dân Đồng Nai qua một năm khắc phục những hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình và phát triển sản xuất. Đại hội nhấn mạnh: “Nhân dân trong tỉnh đã nêu cao vai trò làm chủ tập thể, ra sức xây dựng chính quyền cách mạng, giữ vững an ninh chính trị xã hội, khôi phục sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất lương thực. Từng bước giải quyết nạn thất nghiệp do chế độ cũ để lại, giảm bớt những khó khăn, cải thiện đời sống nhân dân”.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ I (1976–1978) gồm 41 đồng chí (có 2 uỷ viên dự khuyết). Đồng chí Lê Quang Chữ được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Bạch Tuyết được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ. Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí. Đại hội bầu 13 đồng chí đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.
Sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV của Đảng, từ ngày 6 đến ngày 10-4-1977 tại thành phố Biên Hoà, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất (vòng 2) được tổ chức. Đại hội nhận định sau hơn một năm kể từ ngày giải phóng, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ Đồng Nai đã lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn, giành được thắng lợi một số mặt về khôi phục, phát triển kinh tế, văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội, đưa tình hình của tỉnh phát triển hoà nhịp chung với sự phát triển chung của cả nước.
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV, Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra một số nhiệm vụ: đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện (nông, lâm, ngư nghiệp), từng bước xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh nông – công nghiệp giàu mạnh; cải tiến công tác phân phối lưu thông; hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh; đẩy mạnh cải tạo đối với nông nghiệp; phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, từng bước xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, quét sạch tàn dư văn hoá nô dịch, thực dân mới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; Nắm vững và không ngừng củng cố hệ thống chuyên chính vô sản, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy hiệu lực của chính quyền; tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật và tư tưởng văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt).
Trong công tác xây dựng Đảng, xuất phát từ đặc điểm tình hình của một địa phương vừa giải phóng, Đại hội xác định: “Đi đôi với nâng cao chất lượng, phải phát triển chi bộ ở những nơi chưa có. Những xã, phường, xí nghiệp, nông trường phấn đấu có chi bộ từ 30 đảng viên trở lên. Phấn đấu có chi bộ hoặc tổ Đảng ở các cấp phân xưởng, đội sản xuất”. Nghị quyết Đại hội đề ra phương hướng, xây dựng Đảng: “Việc phát triển đảng viên phải thông qua phong trào cách mạng của quần chúng, phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, thủ tục”.
Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ I là sự vận dụng Nghị quyết Đại hội IV của Đảng vào điều kiện cụ thể của tỉnh. Với những kết quả đã đạt được sau gần 2 năm khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm (1976–1980).
(Theo Quyết định số 175NQ-NS/TƯ ngày 3-6-1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng)
HỌ VÀ TÊN |
CHỨC VỤ |
1. Lê Quang Chữ |
Bí thư |
2. Nguyễn Thị Bạch Tuyết |
Phó Bí thư |
3. Nguyễn Văn Trung |
Phó Bí thư |
4. Nguyễn Hoan |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
5. Lê Quang Thành |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
6. Lê Minh Hà |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
7. Nguyễn Văn Hòa |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
8. Hoàng Vĩnh Phú |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
9. Nguyễn Đăng Mai |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
10. Nguyễn Hoàng Vân |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
11. Nguyễn Thị Minh |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
12. Nguyễn Văn Thông |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
13. Lê Minh Nguyện |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
14. Đỗ Đông Kinh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
15. Võ Văn Ấn |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
16. Nguyễn Hoàng Nam |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
17. Võ Văn Vân |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
18. Huỳnh Văn Đấu |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
19. Nguyễn Lan |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
20. Đặng Công Hậu |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
21. Lê Tư Huyền |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
22. Vũ Khánh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
23. Hồ Sĩ Hành |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
24. Võ Tấn Vịnh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
25. Nguyễn Văn Nghiệp |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
26. Trần Văn Cường |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
27. Lê Tấn |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
28. Phan Cao Tường |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
29. Hà Đình Bảo |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
30. Lê Đức Sanh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
31. Lê Thị Huệ |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
32. Nguyễn Tấn Chiến |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
33. Lê Đình Nghiệp |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
34. Võ Văn Định |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
35. Trần Văn Thi |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
36. Nguyễn Việt Trân |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
37. Huỳnh Thị Phượng |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
38. Nguyễn Hoàng Sâm |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
39. Vũ Tâm |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
40. Huỳnh Văn Bình |
Uỷ viên dự khuyết |
41. Trần Thị Minh Hoàng |
Uỷ viên dự khuyết |
[1] Ban Tổ chức Đại hội gồm các đồng chí: Phạm Văn Hy, Lê Nhị Thành (Tám Hà), Lê Quang Thành, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Đăng Mai, Nguyễn Hoàng Vân, Nguyễn Hoan, Nguyễn Hoàng Nam, Lê Đức Sanh, Lê Tư Huyền.