Là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước, gắn liền với chiến thắng 30-4 lịch sử, Dinh Độc Lập không chỉ là một "địa chỉ đỏ" chứng kiến những thăng trầm lịch sử, một di sản của dân tộc mà còn là biểu tượng độc đáo về nghệ thuật kiến trúc.
Là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước, gắn liền với chiến thắng 30-4 lịch sử, Dinh Độc Lập không chỉ là một “địa chỉ đỏ” chứng kiến những thăng trầm lịch sử, một di sản của dân tộc mà còn là biểu tượng độc đáo về nghệ thuật kiến trúc.
Dinh Độc Lập trong quá trình xây dựng năm 1963. Ảnh tư liệu |
Sau khi nổ súng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vào năm 1858, đến năm 1867 thì thực dân Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm Sài Gòn một dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ, khi xây xong có tên gọi là Dinh Norodom, do mặt tiền của dinh nằm ngang đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn).
Công trình được khởi công ngày 23-2-1868 và hoàn tất vào năm 1871. Viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là đô đốc De La Gradìere, với sự giúp sức của kiến trúc sư Hermite, đặt viên đá đầu tiên xuống sâu dưới mặt đất 2,5m. Khối đá hoa cương này lấy từ một ngọn núi ở Biên Hòa về, mỗi cạnh đo được 0,5m, bên trong có lỗ chứa những đồng tiền Pháp thời đó. Phần dưới dinh được xây bằng đá xanh cũng lấy từ núi ở Biên Hòa.
Dinh Độc Lập còn là nơi diễn ra hội nghị hiệp thương chính trị bàn các vấn đề thống nhất 2 miền Nam - Bắc vào tháng 11-1975. Hiện nay, phòng khánh tiết - nơi diễn ra sự kiện này vẫn được sử dụng cho các cuộc họp quan trọng. |
Theo tư liệu tại Dinh Độc Lập, sau khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, Quốc trưởng Bảo Đại đã bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Ngày 7-9-1954, đại tướng Paul Esly, Cao ủy Pháp tại Đông Dương bàn giao Dinh Norodom cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ngay ngày hôm sau, Ngô Đình Diệm đã đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập và nơi đây tiếp tục chứng kiến nhiều biến cố chính trị.
Trong thời gian xây dựng dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết vào ngày 2-11-1963. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc Lập nhưng ông ta không được sống ở đây ngày nào, mà người có thời gian sống ở dinh thự này lâu nhất là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Sau vụ ném bom đảo chính ngày 27-2-1962, Dinh Độc Lập bị hư hỏng nặng không thể phục hồi, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1-7-1962. Sau cuộc đảo chính ám sát anh em Ngô Đình Diệm ngày 2-11-1963, việc xây dựng bị chậm lại và đến ngày 31-10-1966 mới được khánh thành.
Tháng 10-1967, Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Từ đó, Dinh Độc Lập trở thành nơi làm việc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và là nơi ở của gia đình Nguyễn Văn Thiệu cho đến cuối tháng 4-1975...
Uyên Trang