Báo Đồng Nai điện tử
En

Giúp học sinh dân tộc thiểu số vững tâm đến trường

07:01, 10/01/2023

Ông Điểu Sầu (dân tộc Chơro) đang công tác tại Phòng Đào tạo Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đồng Nai là một trong 70 cá nhân vừa được UBND tỉnh tặng bằng khen tại hội nghị Tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân, hộ sản xuất kinh doanh giỏi dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu tỉnh Đồng Nai lần thứ II-2022.

Ông Điểu Sầu (dân tộc Chơro) đang công tác tại Phòng Đào tạo Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đồng Nai là một trong 70 cá nhân vừa được UBND tỉnh tặng bằng khen tại hội nghị Tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân, hộ sản xuất kinh doanh giỏi dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu tỉnh Đồng Nai lần thứ II-2022.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng trao bằng khen của UBND tỉnh tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân, hộ sản xuất kinh doanh giỏi dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Đồng Nai lần thứ II-2022 cho ông Điểu Sầu. Ảnh: S.THAO
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng trao bằng khen của UBND tỉnh tuyên dương người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân, hộ sản xuất kinh doanh giỏi dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Đồng Nai lần thứ II-2022 cho ông Điểu Sầu. Ảnh: S.THAO

 

Là người phụ trách công tác ký túc xá dành cho học sinh DTTS đang theo học tại trường, nhiều năm qua, ông Điểu Sầu đã góp phần giúp học sinh, nhất là các tân học sinh thêm vững lòng. Bởi từng là học sinh, sinh viên DTTS, ông hiểu và chia sẻ những bỡ ngỡ ban đầu mà các em gặp phải như mình trước kia.

Ông Điều Sầu cho hay, có những học sinh DTTS mới chỉ 11 tuổi đã xa nhà đến TP.Biên Hòa ở và theo học âm nhạc. Hầu hết các em đều rụt rè, nhớ nhà và lạ lẫm với môi trường mới. “Khi mình hiểu về tập quán, nói được chính tiếng nói dân tộc của các em thì sự gần gũi lại càng tăng, giúp các em có cảm giác như có người đi trước trong cộng đồng ở ngay đây để giúp đỡ cho từng em. Mình cố gắng khuyên các em ở lại với trường vì nhờ việc học mà sau này sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn cho bản thân. Học ở trường, gia đình lại đỡ gánh nặng lo cho các em. Nhìn con em đồng bào được Nhà nước chăm lo và các em chịu học, mình rất vui” - ông Điểu Sầu nói.

Em Điểu Thị Lệ Nguyên (dân tộc Chơro, xã Túc Trưng, H.Định Quán) hiện là học sinh năm thứ hai Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đồng Nai cho hay, 14 tuổi em bắt đầu vào học tại trường. Ngoài sự chăm lo của Nhà nước về nơi ăn, chốn ở, những cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường, trong đó có ông Điểu Sầu đã giúp em tiến bộ lên từng ngày về sinh hoạt ở nơi xa nhà. Đến một nơi xa, được nghe thầy giáo cùng dân tộc, nói được tiếng của mình đã giúp Lệ Nguyên an tâm hơn khi theo học.

Ngoài ra, để học sinh hòa đồng với người dân xung quanh khu vực ký túc xá cũng như trường học, được sự chấp thuận của Ban giám hiệu nhà trường, người đảng viên DTTS này khuyến khích và chủ động dẫn dắt các em tham gia vào những sinh hoạt ở địa phương. Nhờ vậy, học sinh thường xuyên được sinh hoạt cùng người dân, biểu diễn văn nghệ tại các hội nghị ở khu phố thông qua các chuyên ngành âm nhạc mà các em đang được đào tạo.

Sông Thao

Tin xem nhiều