Nhân dịp Đại hội thi đua yêu nước tỉnh lần thứ V (giai đoạn 2015-2020), bà Đặng Thanh Thủy, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Thi đua - khen thưởng tỉnh, Trưởng ban Thi đua - khen thưởng tỉnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về những đổi mới trong công tác thi đua - khen thưởng trong thời gian tới" - bà Đặng Thanh Thủy cho biết:
Nhân dịp Đại hội thi đua yêu nước tỉnh lần thứ V (giai đoạn 2015-2020), bà Đặng Thanh Thủy, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Thi đua - khen thưởng tỉnh, Trưởng ban Thi đua - khen thưởng tỉnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về những đổi mới trong công tác thi đua - khen thưởng trong thời gian tới” - bà Đặng Thanh Thủy cho biết:
Bà Đặng Thanh Thủy, Trưởng ban Thi đua - khen thưởng tỉnh (giữa), trao bằng khen cho các điển hình thi đua yêu nước Khối thi đua số 2 (giai đoạn 2015-2020). |
- Công tác thi đua - khen thưởng của tỉnh thời gian qua đã góp phần không nhỏ, tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên công tác này cần phải đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để tạo chiều sâu thực chất, khuyến khích tinh thần cống hiến và sáng tạo của mọi người cho sự phát triển của tỉnh.
* Đâu là sự đổi mới rõ nét trong công tác thi đua - khen thưởng của tỉnh trong thời gian qua, thưa bà?
- Nét đổi mới trong công tác thi đua - khen thưởng thời gian qua là đã xây dựng được các hoạt động thi đua gắn với các phong trào lớn của Trung ương, trong đó nổi bật nhất là việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc… Qua đó đã làm nổi bật rất nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu trong các hoạt động, như: hiến đất làm đường, xây dựng nhà tình thương, đấu tranh phòng chống tội phạm…
* Bà đánh giá như thế nào về chất lượng của công tác khen thưởng hiện nay?
- Các phong trào thi đua được phát động đã chú trọng đến việc tạo chiều sâu. Trong xét khen thưởng đã tập trung vào những con người cụ thể, việc làm cụ thể, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cuộc sống. Điển hình là thời gian qua chúng tôi đã chú trọng rất mạnh vào việc khen thưởng trên lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, khen thưởng đột xuất trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, về y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật… Nếu như trước đây đối tượng được khen thưởng thường tập trung nhiều vào lãnh đạo, người đứng đầu đơn vị thì những năm trở lại đây hơn 50% người được khen thưởng là người làm việc trực tiếp.
* Vậy đâu là những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới đối với công tác thi đua - khen thưởng?
- Theo tôi đó là ở một số cơ quan, đơn vị và địa phương, phong trào thi đua còn mang tính hình thức. Cụ thể là mới chỉ chú trọng công tác khen thưởng mà chưa chú trọng tổ chức các phong trào thi đua một cách chất lượng. Ở nhiều đơn vị chưa xây dựng được các tiêu chí bình xét nên việc xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng chưa đạt chất lượng như mong muốn.
* Theo bà, làm thế nào để đa dạng hóa các hình thức thi đua - khen thưởng trong thời gian tới?
- Đây là nội dung mà Ban Thi đua - khen thưởng tỉnh rất chú trọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm nhiều hơn tới công tác xét khen thưởng đột xuất, hướng nhiều hơn tới những đối tượng là người lao động trực tiếp như nông dân, công nhân lao động có thành tích xuất sắc. Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác thi đua - khen thưởng để đảm bảo khen thưởng nhanh, đúng người, đúng việc…; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các cụm, khối thi đua. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí để tuyên truyền nhân rộng các điển hình, từ đó làm cho các điển hình sau khi được khen thưởng sẽ lan tỏa rộng hơn.
* Xin cảm ơn bà!
Công Nghĩa (thực hiện)