Báo Đồng Nai điện tử
En

Hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp

10:10, 14/10/2013

Đến nay, Đồng Nai đã hoàn thành việc tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần 2 (từ ngày 1-4 đến ngày 30-9-2013)

Đến nay, Đồng Nai đã hoàn thành việc tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần 2 (từ ngày 1-4 đến ngày 30-9-2013)

Ban Chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh cho biết qua tổng hợp ý kiến góp ý từ các địa phương, đơn vị, đến ngày 30-9-2013 đa số ý kiến góp ý đều thống nhất, tán thành các nội dung quan trọng của dự thảo.

Một trong những sáng tạo của phường Long Bình, TP.Biên Hòa là thành lập tổ tuyên truyền đến tận các khu phố. Trong ảnh: Tổ tuyên truyền KP.3 phát tài liệu về Hiến pháp cho công nhân ở khu nhà trọ.
Một trong những sáng tạo của phường Long Bình, TP.Biên Hòa là thành lập tổ tuyên truyền đến tận các khu phố. Trong ảnh: Tổ tuyên truyền KP.3 phát tài liệu về Hiến pháp cho công nhân ở khu nhà trọ.

Nhân dân tán thành cao

Theo đó, tổng cộng đã có hơn 1,5 triệu lượt ý kiến tán thành toàn bộ nội dung dự thảo (chiếm 99,86%). Các ý kiến đều nhất trí tán thành giữ nguyên tên nước, nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước (Điều 2), vai trò lãnh đạo của Đảng (Điều 4), quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất (Điều 57,58), chức năng, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang (Điều 69,70,71)...

Bên cạnh đó, đã có hơn 2 ngàn lượt ý kiến (chiếm 0,14%) góp ý sửa đổi, bổ sung. Trong đó, nội dung góp ý tập trung vào chương chế độ chính trị, quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản công dân, bảo vệ Tổ quốc, chính quyền địa phương, chương kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường... Đặc biệt, có nhiều ý kiến tập trung kiến nghị hoàn thiện quy định về các trường hợp thu hồi đất và bồi thường theo hướng người sử dụng đất hợp pháp và đúng mục đích được đền bù theo giá thị trường. Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp thật cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Nhiều nơi làm tốt

Theo Ban Chỉ đạo, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh, nhiều đơn vị, địa phương đã có những sáng kiến, kinh nghiệm tốt trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo. Một số địa phương tổ chức hội nghị, tọa đàm với đối tượng cụ thể và nội dung chuyên sâu về từng  lĩnh vực. Cụ thể, như: huyện Trảng Bom tổ chức tọa đàm góp ý nội dung dự thảo về lực lượng vũ trang, giáo dục. Huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ tổ chức hội nghị lấy ý kiến của chức sắc, chức việc tôn giáo. Nhiều đơn vị chủ động in thêm tài liệu để cấp phát cho nhân dân nghiên cứu, như: TP.Biên Hòa, huyện Thống Nhất...

 Một số đơn vị, địa phương hoàn thành rất sớm công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo, tỷ lệ lấy phiếu xin ý kiến trên tổng số người đủ 18 tuổi đạt cao, như: huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Cục Hải quan, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Liên minh Hợp tác xã…

Một trong những nguyên nhân chính giúp cho công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh hoàn thành đúng tiến độ là do công tác này được triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, bám sát chỉ đạo của Trung ương. Ban Chỉ đạo tỉnh Đồng Nai, Thường trực HĐND, UBND tỉnh và các cấp ủy Đảng đã thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra và chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai theo kế hoạch đề ra.

Đặng Ngọc

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ:

Huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, xe tuyên truyền lưu động, giúp cho người dân nắm bắt cụ thể hơn và phát huy vai trò của mình trong việc góp ý cho dự thảo. Có xã đã chủ động lập danh sách những người trong hộ đủ 18 tuổi trở lên có mặt ở địa phương để phát phiếu xin ý kiến nhằm tránh trường hợp người dân làm mất phiếu, cũng như không mất thời gian đi lại để phát và thu phiếu.

Ông Phan Văn Trước, Chủ tịch HĐND TP.Biên Hòa:

Một trong những nguyên nhân khiến cho công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại Biên Hòa hoàn thành sớm là nhờ thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng các hình thức đa dạng, phong phú, như: tổ chức hội nghị triển khai, lồng ghép nội dung vào các cuộc họp giao ban, các buổi sinh hoạt chi bộ, khu phố, ấp, cấp phát tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến nhân dân... Qua đó giúp nhân dân hiểu sâu, chấp hành và thực hiện tốt những quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Ngọc Thư (ghi)

 

Tin xem nhiều