Năm 2013, triển khai chủ trương "Chủ động hội nhập quốc tế" được Đại hội Đảng lần thứ XI khởi xướng, nhân dân Việt Nam nhận được sự đồng thuận cao, rất kịp thời và đầy hiệu quả của cộng đồng quốc tế, tạo thêm sức mạnh và niềm tin trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Năm 2013, triển khai chủ trương “Chủ động hội nhập quốc tế” được Đại hội Đảng lần thứ XI khởi xướng, nhân dân Việt Nam nhận được sự đồng thuận cao, rất kịp thời và đầy hiệu quả của cộng đồng quốc tế, tạo thêm sức mạnh và niềm tin trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
I. Những cam kết tin cậy
Với Cộng hòa Liên bang Nga, quê hương Cách mạng tháng Mười vĩ đại - trong chuyến thăm hữu nghị chình thức Việt Nam lần thứ ba (12-11), Tổng thống Vladimir Putin khẳng định: Hai nước Nga - Việt cùng chung ý thức hệ, từng hợp tác thành công nhiều lĩnh vực. Nay Cộng hòa Liên bang Nga tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam nhiều lĩnh vực mình có tiềm năng và ưu thế (như: sử dụng năng lượng hạt nhân phục vụ hòa bình; khai thác dầu khí; đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học; hợp tác quân sự và an ninh quốc gia).
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) duyệt đội quân danh dự tại Phủ Chủ tịch trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam lần thứ 3 ngày 12-11-2013. |
Với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa “núi liền núi, sông liền sông” - trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam (25-10), Thủ tướng Lý Khắc Cường đã cùng các nhà lãnh đạo Việt Nam xác định năm biện pháp làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn diện trong tình hình mới (gồm: tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai nước; duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao; hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định; kiểm soát tốt những bất đồng, tranh chấp trên biển).
Với Cộng hòa Ấn Độ, đất nước từng ngân vang khúc hát “Tên tôi, tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam” - trong chuyến thăm hữu nghị chính thức (20-11), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã cùng với các nhà lãnh đạo nước bạn đánh giá cao thành quả lớn lao trong quá trình hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời xác định: Trong giai đoạn mới, Ấn - Việt lấy hợp tác về phát triển kinh tế làm nội dung tiêu, coi hợp tác quốc phòng và an ninh là mục tiêu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu cao cấp Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ tháng 12-2013. |
Với Nhật Bản, nước dẫn đầu cộng đồng quốc tế đầu tư và cung cấp ODA cho Việt Nam- Thủ tướng Shinzo Abe đã dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trong nhiệm kỳ chính phủ mới (16-1) cho Việt Nam, đồng thời khẳng định: Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản. Bởi hai nước đang cùng nhau chia sẻ các thách thức khu vực và bổ sung cho nhau về mặt kinh tế, trong bối cảnh môi trường chiến lược diễn biến phức tạp trong khu vực.
Việt Nam và Mỹ xác lập khuôn khổ đối tác toàn diện trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (bên trái) tháng 7-2013. |
Với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nơi Bác Hồ đã lấy nguồn cảm hứng từ Tuyên ngôn độc lập năm 1789 để viết Tuyên ngôn độc lập Việt Nam 1945 - trong dịp đến thăm hữu nghị chính thức (24-7), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cùng Tổng thống Barack Obama đồng nhất quan điểm: Giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết việc tranh chấp trên biển và lãnh thổ, các bên liên quan cần thực hiện tốt cam kết DOC và tiến tới xây dựng COC.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) tiếp đón Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường. |
II. Những đóng góp xứng đáng
Tình đoàn kết thủy chung giữa ba nước Việt - Campuchia - Lào được vun đắp không ngừng, bừng sáng như ánh dương, vững chãi như dãy Trường Sơn, dạt dào như dòng Mê Kông. Một loạt thành quả mới mà cả ba nước thu được trong năm qua (hoàn thành việc cắm mốc biên giới Việt - Lào, khẩn trương hoàn thành việc cắm mốc biên giới Việt - Campuchia, nâng cao kim ngạch thương mại, kim ngạch đầu tư phát triển, hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mê Kông) càng tạo nên sự gắn bó. Đặc biệt, sự kiện kỷ niệm lần thứ 35 ngày chiến thắng chiến tranh biên giới Tây - Nam Việt Nam và loại trừ chế độ diệt chủng ở Campuchia càng làm bừng lên sức sống mãnh liệt của truyền thống hữu nghị được thiết lập trong quá trình chống thực dân đế quốc. Việc Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin và Thủ tướng chính phủ Hun Sen dẫn đầu hai đoàn đại biểu cấp cao Campuchia sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào dịp này mang ý nghĩa quốc tế cao cả của thời kỳ mới: độc lập dân tộc, tôn trọng nhân quyền, hợp tác cùng phát triển.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (bên trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại diễn đàn APEC ở Bali, Indonesia, ngày 7-10-2013. |
Năm 2013, Việt Nam với vai trò Tổng thư ký ASEAN (nhiệm kỳ 2013-2017), chung lòng chung sức với các thành viên thúc đẩy tiến trình hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (trên cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh), đồng thời giữ vững vị trí kết nối an ninh toàn cầu.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh phát biểu tại Đối thoại Ấn Độ - ASEAN lần thứ 5. |
Là một trong những nước đang phát triển mang đặc điểm năng động và sáng tạo, Việt Nam nồng nhiệt tham gia nhiều diễn đàn quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Những kinh nghiệm Việt Nam thu được về sản xuất lương thực, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ nước ngoài, đảm bảo và giữ vững an ninh xã hội... được ghi nhận tại các diễn đàn quốc tế (ASEAN, Á - Âu, Á - Phi, Á - Mỹ Latinh, xuyên Thái Bình Dương, Liên hợp quốc) và được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế áp dụng, mang lại hiệu quả thiết thực.
III. Tương lai vẫy gọi
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. |
Năm 2014 và những năm sau nữa đang lần lượt đến với nhân dân ta. Biết bao công việc bận rộn và đầy ý nghĩa trước mắt đang khích lệ toàn dân ta tiến bước. Nào tăng trưởng kinh tế. Nào nâng cao mức sống. Nào gìn giữ an ninh chung. Nào hợp tác phát triển. Lại được gánh vác thêm nhiều trọng trách lớn do cộng đồng quốc tế phân công hoặc tự mình chủ động đảm nhiệm (đăng cai Hội nghị APEC (2017), Hội đồng nghị viên thế giới (2017), Đại hội thể thao châu Á (2018), chưa kể mới đây được bầu là thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, rồi lần đầu tiên trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, chúng ta dù rất khiêm tốn cũng có quyền tự tin và tự hào khẳng định rằng: Với tinh thần “Chủ động hội nhập quốc tế”, Việt Nam sẽ gặt hái nhiều thành quả lớn và xứng đáng là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn Cao Đức Phát (bên phải) và người đồng cấp Lào ký Bản Thỏa thuận giữa hai Bộ về hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và PTNT năm 2014 và kế hoạch hợp tác năm 2015. |
DƯƠNG QUANG MINH