Báo Đồng Nai điện tử
En

Bảo lãnh hay thế chấp?

07:03, 28/03/2023

Hỏi: Con của tôi (tên A.) cần vốn làm ăn nên nhờ tôi ra ngân hàng dùng tài sản của tôi để thế chấp vay tiền. Tuy nhiên, có người khuyên tôi không nên thế chấp tài sản để vay tiền mà nên bảo lãnh, để con có nghĩa vụ đối với khoản vay. Xin được luật sư tư vấn?

Hỏi: Con của tôi (tên A.) cần vốn làm ăn nên nhờ tôi ra ngân hàng dùng tài sản của tôi để thế chấp vay tiền. Tuy nhiên, có người khuyên tôi không nên thế chấp tài sản để vay tiền mà nên bảo lãnh, để con có nghĩa vụ đối với khoản vay. Xin được luật sư tư vấn?

Nguyễn Thị Bông (TP.Biên Hòa)

- Trả lời: Thế chấp và bảo lãnh là những biện pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo đó, thế chấp là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ…

Như vậy, trách nhiệm của A. đối với việc ngân hàng xử lý tài sản của bà dùng thế chấp hoặc bảo lãnh để thu hồi nợ (vốn, lãi) do vi phạm không thực hiện nghĩa vụ đầy đủ theo hợp đồng tín dụng, sẽ tùy thuộc vào việc áp dụng biện pháp bảo đảm.

Cụ thể, nếu bảo lãnh, khi ngân hàng yêu cầu bà thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, A. có trách nhiệm đối với số tiền này (vốn, lãi), nói cách khác A. không thể chối bỏ trách nhiệm được vì thể hiện ở các chứng từ khi xử lý nghĩa vụ của bà đối với ngân hàng.

Nếu thế chấp, sau khi nhận tiền từ ngân hàng, bà giao tiền cho A. Nếu không có chứng cứ thể hiện giao tiền giữa hai mẹ con, hoặc A. không thừa nhận việc này, rất khó xác định A. có trách nhiệm đối với số tiền này (vốn, lãi...).

Nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, cũng như tình cảm mẹ con, bà nên bảo lãnh để vay tiền ngân hàng, để A. phải có trách nhiệm đối với số tiền vay.

LS Ngô Văn Định

Tin xem nhiều