Hỏi: Vợ tôi là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất, nhưng do bị tạm giam (trong một vụ án khác) nên không thể tham dự phiên tòa sơ thẩm được. Nay vợ tôi muốn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm thì phải làm sao?
Hỏi: Vợ tôi là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất, nhưng do bị tạm giam (trong một vụ án khác) nên không thể tham dự phiên tòa sơ thẩm được. Nay vợ tôi muốn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm thì phải làm sao?
Võ Minh Thanh (H.Di Linh, tỉnh Lâm Đồng)
- Trả lời: Luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định về thời hạn kháng cáo như sau: thời hạn kháng cáo đối với bản án của tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan), đại diện cơ quan, tổ chức… không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết…
Đối với trường hợp của vợ ông (người kháng cáo đang bị tạm giam), thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án, ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho vợ ông (người kháng cáo) biết để nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm... Thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp tiền…, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
LS Ngô Văn Định