Hỏi: Thưa luật sư, cháu 14 tuổi, là con một. Cha mẹ cháu đã mất. Ông bà nội cháu mất từ năm 1988. Nay chú của cháu kiện đòi chia thừa kế của ông bà nội là nhà đất cháu đang ở. Vậy cháu có phải là bị đơn trong vụ án chia thừa kế không? Cháu cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Xin được luật sư tư vấn.
Hỏi: Thưa luật sư, cháu 14 tuổi, là con một. Cha mẹ cháu đã mất. Ông bà nội cháu mất từ năm 1988. Nay chú của cháu kiện đòi chia thừa kế của ông bà nội là nhà đất cháu đang ở. Vậy cháu có phải là bị đơn trong vụ án chia thừa kế không? Cháu cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Xin được luật sư tư vấn.
V.T.M (H.Cần Đước, tỉnh Long An)
Trả lời: Cháu V.T.M. thân mến, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (do bộ luật này quy định) khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Như vậy, cháu bị người chú kiện ra tòa yêu cầu chia di sản thừa kế của ông bà nội, cháu sẽ được gọi là bị đơn.
Tuy nhiên, với độ tuổi của cháu là người chưa đủ 15 tuổi, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu tại tòa án phải do người đại diện hợp pháp thực hiện. Trường hợp của cháu do cha mẹ mất và con một nên ông bà ngoại của cháu sẽ là người giám hộ đương nhiên, tham gia tố tụng tại tòa án với tư cách là người đại diện cho cháu.
Theo thông tin cháu cung cấp thể hiện: ông bà nội cháu mất từ năm 1988, nếu không có yếu tố nước ngoài (cô chú của cháu sinh sống tại Việt Nam) đến nay người chú mới khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là đã hết thời hiệu khởi kiện, thông qua người đại diện đề nghị tòa án áp dụng trong trường hợp này.
LS Ngô Văn Định