Bà Lê Ngọc Duyên (ấp 7, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) trình bày, bà và chồng đã ly hôn cách đây 1 năm. Nay bà muốn xóa tên chồng cũ trong giấy khai sinh của con thì phải làm sao? Lý do bà muốn xóa tên chồng cũ trong giấy khai sinh của con là vì chồng cũ vướng vào tệ nạn xã hội.
Bà Lê Ngọc Duyên (ấp 7, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) trình bày, bà và chồng đã ly hôn cách đây 1 năm. Nay bà muốn xóa tên chồng cũ trong giấy khai sinh của con thì phải làm sao? Lý do bà muốn xóa tên chồng cũ trong giấy khai sinh của con là vì chồng cũ vướng vào tệ nạn xã hội.
Trao đổi với chúng tôi về trường hợp này, ông Lê Xuân Quý, Chánh Văn phòng Sở Tư pháp cho hay, theo Khoản 1, Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình ghi nhận: “Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình”.
Đồng thời, cũng tại Khoản 1, Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền nhân thân như sau: “Quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.
Do đó, quyền xác định cha, mẹ là quyền con người, quyền nhân thân hình thành trên mối quan hệ huyết thống, quyền này không thể chuyển giao và cũng không thể bị bác bỏ bởi bất cứ một hành động vi phạm nào từ các phía. Pháp luật hiện nay cũng không có quy định nào cho phép việc tước quyền làm cha trên giấy tờ khai sinh. Vì vậy, bà không thể xóa bỏ tên chồng cũ trên giấy khai sinh của con.
Diễm Quỳnh (ghi)