Báo Đồng Nai điện tử
En

Hỗ trợ trực tuyến trong thi hành án: Nhiều tiện lợi

10:04, 23/04/2017

Đồng Nai là một trong 12 tỉnh, thành trên cả nước đang thực hiện thí điểm hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án (thủ tục thi hành án qua mạng internet). Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về công việc này, ông Nguyễn Ngọc Cưỡng, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Biên Hòa, cho biết:

Ông Nguyễn Ngọc Cưỡng.
Ông Nguyễn Ngọc Cưỡng.

Đồng Nai là một trong 12 tỉnh, thành trên cả nước đang thực hiện thí điểm hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án (thủ tục thi hành án qua mạng internet). Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về công việc này, ông Nguyễn Ngọc Cưỡng, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Biên Hòa, cho biết:

- Mục đích chính của hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án là tiết kiệm thời gian cho đương sự và tạo sự minh bạch trong tác nghiệp của cơ quan thi hành án dân sự.

 So với cách làm truyền thống thì việc hỗ trợ trực tuyến yêu cầu thi hành án có những ưu điểm gì, thưa ông?

- Tính tiện ích của hình thức hỗ trợ trực tuyến thể hiện ở chỗ người dân chỉ cần ngồi nhà và gửi đơn yêu cầu được thi hành án cho cơ quan chức năng, sau đó sẽ biết được chấp hành viên nào được phân công thi hành án cho mình. Thay vì đến cơ quan chức năng để gửi đơn, người được thi hành án chỉ cần gửi đơn yêu cầu và scan hồ sơ đính kèm gửi tới hộp thư điện tử của chi cục, địa chỉ htycthabienhoa.dni@moj.gov.vn. Chúng tôi có bố trí nhân viên trực để tiếp nhận đơn thi hành án qua thư điện tử. Người nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ, nội dung, thẩm quyền yêu cầu thi hành án và các giấy tờ kèm theo đúng quy định. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ sẽ được chuyển sang bộ phận thực hiện tiếp theo; còn hồ sơ nếu thiếu thì hướng dẫn, hỗ trợ đương sự bằng email đến khi hoàn tất. Tiếp đến là xác nhận việc yêu cầu thi hành án của người gửi và đặt lịch hẹn đương sự, dự thảo và ra quyết định thi hành án cho người yêu cầu.

 Theo quy định, người dân phải scan bản án gửi kèm theo đơn yêu cu thi hành án, trong khi đó không phải ai cũng có thiết bị để làm việc này. đây có phải là lý do rất ít người sử dụng hình thức mi này?

- Biên Hòa là đơn vị duy nhất trong tỉnh đang thực hiện nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự qua hộp thư điện tử, đồng thời vẫn diễn ra song song với cách làm truyền thống như trước đây. Việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, chúng tôi đã triển khai thực hiện hơn 3 tháng (từ 1-1-2017 đến nay) nhưng mới chỉ nhận được 10 hồ sơ gửi qua hộp thư điện tử của đơn vị, trong đó 2 hồ sơ do cá nhân gửi, còn lại thuộc các tổ chức. Theo tôi, việc ít người gửi đơn yêu cầu thi hành án trực tuyến có thể do nhiều người chưa biết sử dụng hình thức này chứ không phải vì thiếu thiết bị hỗ trợ. Nếu không tiện trong việc scan hồ sơ thì người dân có thể dùng máy ảnh hoặc điện thoại chụp lại hồ sơ rồi chuyển email cho chúng tôi cũng được. Chỉ cần hình ảnh chụp văn bản rõ chữ để người tiếp nhận có thể đọc được thông tin trên đó là hợp lệ.

Bà Lê Thị Mạnh Hà, Phó trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Biên Hòa trao quyết định thi hành án cho đại diện Ngân hàng TNHH một thành viên Public Việt Nam chi nhánh Bình Dương (đơn vị gửi đơn yêu cầu thi hành án qua mạng). (ảnh do Chi cục Thi hành án Biên Hòa cung cấp)
Bà Lê Thị Mạnh Hà, Phó trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Biên Hòa trao quyết định thi hành án cho đại diện Ngân hàng TNHH một thành viên Public Việt Nam chi nhánh Bình Dương (đơn vị gửi đơn yêu cầu thi hành án qua mạng). (ảnh do Chi cục Thi hành án Biên Hòa cung cấp)

 Có ý kiến cho rằng muốn được thi hành án nhanh cần “biết điều” với chấp hành viên, ý kiến của ông về vn đề này thế nào?

- Để giải quyết dứt điểm một vụ thi hành án dân sự, chấp hành viên phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và sự phối hợp của các cơ quan có liên quan đến công tác thi hành án. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của người được thi hành án chưa cao, né tránh gây khó khăn cho chấp hành viên, như: cố tình vắng mặt khi bị triệu tập, phát sinh khiếu nại, tố cáo để kéo dài việc trì hoãn thi hành án... Do phải chờ đợi lâu nên nhiều người cho rằng phải “biết điều” với chấp hành viên thì mới được tổ chức thi hành án nhanh chóng. Trước dư luận không hay này, chúng tôi thường xuyên chỉ đạo chấp hành viên, cán bộ nghiệp vụ thực hiện kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ, cải tiến lề lối, tác phong làm việc; ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp... Song song đó, chúng tôi đã có phương án phòng chống việc vòi vĩnh của chấp hành viên thông qua đường dây nóng, hộp thư tố giác tội và mới đây nhất là hộp thư điện tử tiếp nhận hồ sơ trực tuyến. Hình thức này không chỉ có chức năng nhận đơn yêu cầu thi hành án mà sẽ hoạt động như một cầu nối giữa người dân và cơ quan thi hành án. Lãnh đạo cơ quan thi hành án trực tiếp giám sát quy trình tiếp nhận hồ sơ cũng như nhận thư của người dân phản ảnh về tất cả các vấn đề liên quan đến công tác thi hành án của đơn vị. Thực tế, cho đến nay lãnh đạo cơ quan chưa nhận bất cứ phản hồi nào của người dân phản ảnh việc tiêu cực của cán bộ, công chức hoặc cố tình gây khó cho người được thi hành án.

 Xin cảm ơn ông!

Theo quy trình tiếp nhận hồ sơ thi hành án trực tuyến, sau 5 ngày gửi hồ sơ (tính từ thời điểm hộp thư xác nhận yêu cầu thi hành án) người gửi chỉ cần cầm bản chính của hồ sơ đến cơ quan thi hành án để nhận quyết định do lãnh đạo cơ quan thi hành án trao. Trong khi cách làm truyền thống buộc đương sự phải có mặt liên tục, đi lại nhiều lần để hoàn tất các thủ tục, như: làm đơn yêu cầu thi hành án, bổ túc hồ sơ, chờ quyết định thi hành án, phân công chấp hành viên… nên mất nhiều thời gian hơn. Việc đương sự không biết thủ tục thi hành án đã nộp đang ở giai đoạn nào, nhưng qua hộp thư điện tử sẽ biết hồ sơ mình được tổ chức tới đâu. Trường hợp có thắc mắc, khiếu nại thì qua hộp thư điện tử sẽ được lãnh đạo cơ quan thi hành án trực tiếp tư vấn và hướng dẫn.

Kim Liễu (thực hiện)

Tin xem nhiều