Báo Đồng Nai điện tử
En

Nghịch lý trường, lớp học : Nơi thừa...

10:12, 26/12/2012

Có một nghịch lý đang xảy ra trong ngành GD-ĐT: ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cơ sở vật chất trường lớp rất rộng rãi, khang trang, thậm chí không sử dụng hết công suất các phòng học, phòng bộ môn. Ngược lại, ngay khu vực đô thị, trung tâm thành phố lại quá tải do thiếu cơ sở vật chất.

Có một nghịch lý đang xảy ra trong ngành GD-ĐT: ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cơ sở vật chất trường lớp rất rộng rãi, khang trang, thậm chí không sử dụng hết công suất các phòng học, phòng bộ môn. Ngược lại, ngay khu vực đô thị, trung tâm thành phố lại quá tải do thiếu cơ sở vật chất.

Là một trong những địa phương được xếp vào hàng khó khăn nhất của tỉnh, những năm trước đây trường lớp của huyện Cẩm Mỹ vừa thiếu vừa ọp ẹp, xuống cấp, học sinh nhiều xã phải sang nơi khác để học, vừa đi xa vừa gây quá tải. Từ chương trình kiên cố hóa trường lớp học, với mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay huyện đã có nhiều ngôi trường mới khang trang. Thậm chí, có trường… dư cả chuẩn vì quá thừa phòng ốc.

* Chỉ sử dụng 1/5 công suất

Năm học 2011-2012 vừa qua, thầy trò Trường THCS Nguyễn Trãi (xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ) phấn khởi tổ chức lễ khai giảng trong ngôi trường còn thơm mùi sơn mới. Trường được xây dựng trên diện tích khuôn viên hơn 10 ngàn m2, xây kiên cố 4 lầu với 24 phòng học. Các phòng bộ môn (lý, hóa, vi tính, nhạc…) đều được đầu tư trang thiết bị hiện đại, như 2 phòng học công nghệ thông tin với 63 máy vi tính, phòng học ngoại ngữ có màn hình led, tai nghe, phòng học nhạc có đàn, loa đầy đủ, các phòng thí nghiệm lý, hóa... Kinh phí đầu tư xây dựng trường lên đến khoảng 26 tỷ đồng. Thế nhưng, hơn 300 thầy trò của trường như lọt thỏm trong không gian rộng lớn của trường.

Nhiều phòng học của Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Cẩm Mỹ) còn bỏ trống. Ảnh: T. THÚY
Nhiều phòng học của Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Cẩm Mỹ) còn bỏ trống. Ảnh: T. THÚY

Thầy Lương Duy Nguyên, giáo viên môn Lý của trường cho biết, trường được xây dựng với sức chứa dành cho 1.500 học sinh, nhưng đến nay vẫn chỉ tuyển được có 328 học sinh cho 12 lớp, tức chỉ sử dụng khoảng 1/5 công suất. Tính ra, mật độ bình quân chưa đến 28 em/lớp, dưới cả quy định sĩ số

Theo chuyên gia tâm lý Lê Minh Công, về lý thuyết, việc gom 3 bậc học vào chung một trường có thể nảy sinh nhiều vấn đề do tâm, sinh lý lứa tuổi của học sinh các bậc học này rất khác nhau. Mỗi một bậc học phải có một môi trường riêng phù hợp với hoạt động chủ đạo. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo là chơi, các em có thể sẽ ca hát, khóc lóc, gây ồn ào; bậc tiểu học thì nửa học nửa chơi, nhưng bậc THCS thì phải tập trung nghiêm túc vào học tập, do đó có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khác nếu nhà trường không tổ chức tốt.

chuẩn quốc gia (45 học sinh/lớp). Ngay cả khi sĩ số các lớp rất thấp như thế, trường vẫn còn trống nhiều phòng, mặc dù đã cho thầy trò của Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền mượn 8 phòng học (vì trường này đang xây dựng), trường vẫn còn bỏ không gần như cả dãy lầu 4 vì không đủ học sinh.

* Trường học “3 trong 1”

Bước chân vào Trường TH-THCS Nguyễn Hữu Cảnh (ấp Trảng Táo, xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc) - ngôi trường được xây mới và đưa vào sử dụng trong năm học 2008, cảnh tượng náo nhiệt hiện ra trước mắt mọi người: một dãy phòng học là nơi học của các em học sinh bậc THCS (12-15 tuổi) cao to vạm vỡ; một dãy phòng học khác thì vang lên tiếng ê a của các em học sinh bậc tiểu học (6-10 tuổi); các phòng học ở tầng trệt là nơi học hành, ăn ngủ của các bé bậc học mầm non (từ 3-5 tuổi).  Đến giờ ra chơi, sân trường cũng được phân khu vực bởi học sinh lớn thường chơi những trò mạnh mẽ, bởi thế khu vực của bậc mầm non phải đặt các thanh rào chắn khắp nơi đề phòng các cháu chạy ra sân chơi, gây nguy hiểm.

Sở dĩ có tình trạng “3 trong 1” như trên, nguyên nhân là do trường này được xây dựng theo phương thức “đón đầu”. Ông Nguyễn Đức Tiến, chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Xuân Lộc cho biết, ấp Trảng Táo giống như một ốc đảo so với khu vực xung quanh, trước đây không có trường THCS, học sinh phải đạp xe 16 km vượt qua khu rừng cao su để ra học ở xã Xuân Tâm, vì thế UBND huyện đã đầu tư xây dựng Trường TH - THCS Nguyễn Hữu Cảnh để học sinh không phải đi xa. Với kinh phí xây dựng khoảng 16 tỷ đồng, trường có 24 phòng học với sức chứa khoảng 1 ngàn học sinh. Thế nhưng, ấp Trảng Táo là khu dân cư thưa thớt, có “vét” hết học sinh bậc THCS cũng chỉ khoảng hơn 200 em, cụ thể năm học đầu tiên 2008-2009 trường chỉ có 7 lớp với 205 học sinh, các năm sau lượng học sinh cũng không tăng hơn bao nhiêu. Do cơ sở vật chất của Trường tiểu học Trảng Táo ở cạnh bên đã xuống cấp, ấp cũng chưa có trường mầm non, nên đến năm học 2012-2013 ngành GD-ĐT huyện đã gom 3 trường lại làm một để sử dụng hết cơ sở vật chất của trường cho đỡ lãng phí. Thế nhưng, dù đã tập trung hết 3 bậc học, sĩ số học sinh hiện nay cũng chỉ khoảng 600 em, vẫn chưa tận dụng hết công suất của trường.

Về trường hợp của Trường THCS Nguyễn Trãi, Phó phòng GD-ĐT huyện Cẩm Mỹ Bùi Thị Vinh cho biết, trước đây học sinh 4 xã: Sông Ray, Xuân Đông, Xuân Tây và Lâm San đều tập trung về Trường THCS Ngô Quyền (nằm trên địa bàn xã Sông Ray) để học, dẫn đến tình trạng quá tải nghiêm trọng, nhiều năm liền học sinh phải học ca ba. Năm 2002, địa phương có chủ trương xây dựng Trường THCS Nguyễn Trãi để giảm bớt áp lực. Nhưng trong quá trình xây dựng, có ách tắc một số vấn đề về đất đai nên mãi đến năm 2010 trường mới có thể khởi công.

Trong quãng thời gian đó, ở xã Lâm San đã xây dựng Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh, sau đó xã Sông Ray cũng xây dựng thêm Trường THCS Sông Ray, xã Xuân Tây có trường THCS Lê Quý Đôn, đã “chia lửa” rất nhiều. Hiện, Trường THCS Nguyễn Trãi chỉ tiếp nhận học sinh chủ yếu từ Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, bình quân khoảng 40 em/năm, nếu thêm khoảng 40 em của Trường tiểu học Võ Thị Sáu ở gần đó, thì cũng chỉ khoảng 80 học sinh/năm, không thể nào phát huy được hết công suất xây dựng của trường.

 

Thanh Thúy

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều