Báo Đồng Nai điện tử
En

Những điều cần biết về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

10:09, 15/09/2018

Kể từ ngày 1-7-2018, mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1.390.000 đồng/tháng nên mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) trong đó có học sinh, sinh viên (HSSV) cũng thay đổi. Theo quy định, mức đóng BHYT bằng 4,5% mức lương cơ sở nhân với số tháng tương ứng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 30% còn HSSV đóng 70% và tham gia bắt buộc tại nơi đang theo học.

Kể từ ngày 1-7-2018, mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1.390.000 đồng/tháng nên mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) trong đó có học sinh, sinh viên (HSSV) cũng thay đổi. Theo quy định, mức đóng BHYT bằng 4,5% mức lương cơ sở nhân với số tháng tương ứng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 30% còn HSSV đóng 70% và tham gia bắt buộc tại nơi đang theo học.

Một học sinh bị sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai (Ảnh minh họa).
Một học sinh bị sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai (Ảnh minh họa).

* Đóng theo nhiều đợt

HSSV có thể đóng BHYT một lần cả năm học 12 tháng hoặc chia thành từng đợt: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng tùy theo khả năng. Trường hợp HSSV có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác (thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, thân nhân công an nhân dân, hộ nghèo, cận nghèo…) nếu hết giá trị sử dụng ghi trên thẻ và không tiếp tục tham gia theo nhóm đối tượng khác thì tham gia BHYT theo nhóm HSSV ngay từ tháng tiếp theo đến hết thời hạn chung của nhà trường.

Theo quy định, các trường hợp không được thanh toán BHYT khi tham gia BHYT của nhóm đối tượng HSSV gồm: vi phạm pháp luật (đánh nhau dẫn đến gây thương tích; sử dụng rượu, bia vượt quá mức độ cồn quy định; sử dụng các chất kích thích dẫn đến thương tích). Ngoài ra, những điều trị mang tính thẩm mỹ như: làm tay giả, mắt giả, răng giả; phụ nữ điều trị vô sinh, thụ thai nhân tạo... cũng sẽ không được thanh toán BHYT.

Thời hạn sử dụng thẻ BHYT được ghi trên thẻ BHYT từ ngày 1-1-2019 hoặc từ ngày hết hạn của thẻ BHYT được cấp trong năm học trước và tiếp tục có giá trị sử dụng (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng hoặc 15 tháng) mà HSSV lựa chọn số tháng đóng.

Về đăng ký khám chữa bệnh BHYT, HSSV được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện đa khoa khu vực; phòng khám đa khoa tư nhân; trạm y tế xã, phường và bệnh viện tuyến tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan BHXH. Khi đi khám, chữa bệnh BHYT, HSSV phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân có ảnh (gồm thẻ HSSV có ảnh hoặc chứng minh nhân dân, căn cước công dân); trường hợp cấp cứu được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến điều trị phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám chữa bệnh; nếu khám lại theo yêu cầu điều trị phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh.

* Được thanh toán tới 100% chi phí

Theo quy định mức hưởng BHYT, người bệnh khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định thì được thanh toán như sau: 100% chi phí khám chữa bệnh nếu chi phí thấp hơn 15% mức lương cơ sở (từ ngày 1-7-2018 là 208.500 đồng) hoặc khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã; 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (từ ngày 1-7-2018 là 8.340.000 đồng); 80% chi phí khám chữa bệnh đúng quy định hoặc tại bệnh viện tuyến quận, huyện trong phạm vi cả nước.

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được Quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng (hộ gia đình mức hưởng 80%); tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí phám chữa bệnh (nội trú và ngoại trú); các thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế phường, xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện huyện, thị xã được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh khi đi khám tại các trạm y tế phường/xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn.

Kim Liễu (tổng hợp)

Tin xem nhiều