Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến bổ sung, sửa đổi quy định tuyển sinh đầu cấp bậc THCS và THPT năm học 2018-2019. Theo đó, nội dung đáng chú ý là Bộ GD-ĐT sẽ cho phép một số trường áp dụng phương pháp tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến bổ sung, sửa đổi quy định tuyển sinh đầu cấp bậc THCS và THPT năm học 2018-2019. Theo đó, nội dung đáng chú ý là Bộ GD-ĐT sẽ cho phép một số trường áp dụng phương pháp tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực.
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Khuyến (thị trấn Định Quán, huyện Định Quán) trong giờ học nhóm. |
Từ cuối năm 2015, Bộ GD-ĐT đã có chỉ đạo: “Bậc THCS là bậc học phổ cập, do đó các trường không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6 dưới mọi hình thức”.
* Dự kiến nhiều thay đổi
Việc tuyển sinh đầu cấp luôn thu hút sự quan tâm của phụ huynh và học sinh. Những trường có tiếng về chất lượng dạy và học ở trung tâm thành phố luôn nằm trong “tầm ngắm” của các bậc phụ huynh. Điều này dẫn đến áp lực số học sinh đăng ký luôn cao hơn chỉ tiêu có thể đáp ứng của các trường, khiến việc lựa chọn thí sinh khó khăn hoặc phải nhận học sinh quá sĩ số.
Năm học 2017-2018 toàn tỉnh có 33 trường công lập xét tuyển 13,5 ngàn học sinh lớp 6. Kết thúc đợt 1 các trường tuyển được hơn 12,5 ngàn học sinh và có 13 trường phải xét tuyển bổ sung đợt 2. Một số trường ở TP.Biên Hòa vốn là điểm nóng về số đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu nhưng khi tuyển sinh vẫn thiếu phải xét tuyển bổ sung, như Trường THCS Trảng Dài phải xét tuyển bổ sung 159 học sinh. Thậm chí, Trường THCS Hùng Vương cũng xét tuyển bổ sung 50 học sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuyển sinh lớp 6 giảm nhiệt là do TP.Biên Hòa đã bổ sung nhiều công trình trường lớp mới, phân tuyến tuyển sinh phù hợp và có sự chia sẻ áp lực của các trường ngoài công lập. |
Trong dự thảo mới đây, Bộ GD-ĐT dự kiến cho áp dụng tuyển sinh lớp 6 từ năm học 2018-2019 bằng phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh. Phương án này chỉ thực hiện với các trường có số học sinh đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh. Dự thảo của Bộ GD-ĐT nhấn mạnh nguyên tắc: “Việc tuyển sinh THCS phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn”.
Bộ GD-ĐT cũng dự kiến “siết chặt” điều kiện tuyển thẳng vào các lớp đầu cấp. Theo đó, các sở GD-ĐT không được sử dụng kết quả các kỳ thi cấp tỉnh do chính sở tổ chức để xét tuyển thẳng vào các lớp đầu cấp, chỉ những học sinh đoạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT mới được tuyển thẳng. Bên cạnh đó Bộ còn quy định mức điểm cộng ưu tiên theo từng nhóm, mức chênh lệch điểm cộng giữa 2 nhóm đối tượng kế tiếp là 0,5 điểm và tính theo thang điểm 10.
* Chờ phương án cụ thể
Từ năm học 2015-2016 đến nay, các trường THCS trên địa bàn tỉnh đều áp dụng hình thức tuyển sinh bằng phương pháp xét tuyển. Căn cứ xét tuyển là kết quả 5 năm học tiểu học của học sinh. Ngoài ra còn có tiêu chí phụ, đó là các giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Phần lớn các trường THCS khi tuyển sinh lớp 6 đều không gặp phải vấn đề học sinh đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu, trừ một số ít trường THCS trên địa bàn TP.Biên Hòa. Điển hình trong số đó là các Trường THCS: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hùng Vương.
Ông Võ Văn Minh, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa, cho biết địa phương thường gặp phải áp lực trong tuyển sinh đầu cấp bậc THCS, nhất là với một số trường trung tâm. Trước áp lực đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu ở một số trường, hàng năm khi tuyển sinh vào lớp 6, Phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa đều nghiên cứu kỹ các phương án, xin ý kiến UBND thành phố và Sở GD-ĐT.
Về dự thảo mới của Bộ GD-ĐT dự kiến áp dụng cho tuyển sinh đầu cấp bậc THCS năm học 2018-2019, ông Minh cho biết: “Hiện nay Phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa đang chờ hướng dẫn của Sở
GD-ĐT về phương án tuyển sinh. Đồng thời, phòng cũng chủ động nghiên cứu xây dựng kỹ phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường cho phù hợp. Trong quá trình xây dựng phương án cũng sẽ tham khảo ý kiến các trường, phụ huynh thật kỹ lưỡng”.
Trong khi chờ Bộ GD-ĐT ban hành chính thức phương án tuyển sinh đầu cấp cho năm học 2018-2019 không ít phụ huynh đã tỏ ra lo lắng. Nhiều phụ huynh cho rằng nếu áp dụng phương án tuyển sinh bằng kiểm tra, đánh giá năng lực có thể buộc học sinh phải học nhiều hơn, áp lực hơn.
Không gây lo lắng cho phụ huynh, học sinh Ông Võ Ngọc Thạch, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết sở đã giao cho Phòng Giáo dục trung học và Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng nghiên cứu kỹ dự thảo tuyển sinh đầu cấp THCS và THPT mà Bộ GD-ĐT ban hành lấy ý kiến, đặc biệt với bậc THCS. Việc xây dựng kế hoạch có liên quan đến tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, đặc biệt là TP.Biên Hòa, do đó Sở GD-ĐT cho phép các phòng GD-ĐT trình phương án trước, sau đó quyết định chọn phương án nào phù hợp nhưng cơ bản không gây lo lắng cho học sinh và phụ huynh. |
Công Nghĩa