Báo Đồng Nai điện tử
En

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau mắt đỏ

04:12, 14/12/2017

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng. Nếu điều trị không đúng cách, bệnh sẽ dễ biến chứng nguy hiểm.

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng. Nếu điều trị không đúng cách, bệnh sẽ dễ biến chứng nguy hiểm.

Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Lan Anh, Khoa Mắt Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai, thời điểm đau Mắt đỏ xuất hiện thường vào lúc mùa mưa hoặc giao mùa như hiện nay, vì vào thời điểm này thường là cơ hội cho vi khuẩn vi sinh dễ sinh sôi phát triển.

Bệnh đau mắt đỏ dễ gây thành dịch do bệnh lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với rỉ mắt của người bệnh.  Biểu hiện đau mắt đỏ là: đỏ mắt; ngứa cộm, xốn, chảy nước mắt; viêm kết mạc do vi khuẩn kèm theo đổ ghèn (rỉ mắt xanh, vàng); viêm kết mạc do virus: chảy nước mắt nhiều, rỉ mắt trong, rất nhạy cảm ánh sáng; viêm kết mạc do dị ứng: mắt ngứa nhiều kèm theo rỉ mắt; thị lực thường ít thay đổi.   

Chú ý, nếu không được điều trị kịp thời, điều trị đúng chỉ định có thể gây nhiều biến chứng như viêm giác mạc, thời gian điều trị dài ngày, dẫn tới suy giảm thị lực sau này. Do đó, không nên tự điều trị đau mắt đỏ bằng việc mua thuốc nhỏ mắt tại các tiệm thuốc Tây sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh nhân tự ý dùng thuốc sẽ gây giảm thị lực, sẹo giác mạc, nhất là thuốc chứa corticoid sử dụng lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù lòa. Do đó, khi bị đau mắt đỏ phải đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để xác định nguyên nhân gây bệnh do đâu.

Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn thì sẽ được chỉ định điều trị  kháng sinh, chống viêm,  vệ sinh mắt. Nếu đau mắt đỏ do vi sinh,  bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày, tăng cường thể trạng vitamin C, chườm lạnh giảm sưng phù. Nếu đau mắt đỏ do dị ứng sẽ được chỉ định dùng kháng sinh, chống dị ứng (thuốc nhỏ, thuốc uống toàn thân). Khi nhỏ thuốc vào mắt nên để cao vừa phải, tránh đầu lọ thuốc chạm vào lông mi hay mi mắt gây nhiễm khuẩn lọ thuốc. Đặc biệt, không sử dụng chung chai thuốc với người bệnh. Với trẻ em điều trị thuốc sau 3 ngày không thấy đáp ứng phải đưa đến tái khám.

Để phòng ngừa lây lan thành dịch đau mắt đỏ, bệnh nhân viêm kết mạc nên giữ vệ sinh để tránh không lây truyền cho những người xung quanh bằng cách: vệ sinh mắt, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước và sau khi chạm vào mắt, đeo khẩu trang hoặc che miệng che mũi khi hắt hơi. Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày để tránh lây bệnh. Bệnh nhân đeo kính áp tròng: nên ngưng sử dụng ngay. Nên sử dụng đồ vệ sinh cá nhân riêng (khăn mặt) sau khi sử dụng vệ sinh đồ dùng sạch sẽ (phơi nắng...)

An An (ghi)

Tin xem nhiều