Răng miệng của trẻ em rất non nớt, vì thế các thói quen, như: mút ngón tay, ngậm núm vú giả hoặc cắn các vật cứng… là những thói quen xấu sẽ làm trẻ dễ bị hỏng răng, ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển ở vùng hàm mặt.
Răng miệng của trẻ em rất non nớt, vì thế các thói quen, như: mút ngón tay, ngậm núm vú giả hoặc cắn các vật cứng… là những thói quen xấu sẽ làm trẻ dễ bị hỏng răng, ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển ở vùng hàm mặt.
Khám răng cho học sinh Trường tiểu học An Lợi (huyện Long Thành). Ảnh: H.An |
Y sĩ Nguyễn Ngọc Vân, cán bộ phụ trách chương trình Nha học đường thuộc Trung tâm răng hàm mặt tỉnh, cho biết mút ngón tay không chỉ gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán mà còn ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của răng và xương vùng hàm mặt, như: răng cửa hàm trên của bé bị chìa ra ngoài gây ra hiện tượng thưa răng và răng cũng rất dễ bị gãy nếu có sự va chạm vào.
Cung theo y sĩ Vân, các thói quen cắn móng tay, gặm bút chì, cắn các vật cứng rất có hại vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, lâu ngày có thể làm chết tủy răng và mỏi khớp thái dương. Ngoài ra, trẻ dễ mắc nguy cơ bị sưng tấy hay nhiễm trùng phần da xung quanh móng hay trẻ dễ nhiễm các bệnh giun sán.
Theo y sĩ Vân, để giúp trẻ từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sự phát triển răng miệng thì các bậc phụ huynh nên kiên quyết bắt trẻ bỏ thói quen xấu ngay từ đầu vì càng để lâu càng khó bỏ.
Đối với những trẻ hay mút tay từ lúc 2-3 tháng tuổi, tìm cách không cho trẻ gập khuỷu tay lại để đưa ngón tay lên miệng.
- Chỉ cho trẻ cách xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thức ăn mắc vào răng… Nên dùng tăm có một đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương lợi hoặc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng.
- Những thói quen xấu khác, như: chống cằm, cắn móng tay, nghiến răng… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ vẫn tái diễn.
- Cho trẻ khám và chăm sóc răng định kỳ sẽ giúp theo dõi chính xác tình trạng phát triển của răng, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về răng. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng ít nhất 4 tháng/lần, đừng chờ đến lúc trẻ bị sâu răng hay bị đau răng mới đưa đi khám.
Hoài An (ghi)