Những tháng gần đây, nhiều bệnh truyền nhiễm liên tục gia tăng, như: hô hấp, tiêu hóa, tay chân miệng... Trong khi đây là những căn bệnh dễ lây lan trong cộng đồng, chưa có vaccine phòng ngừa.
Những tháng gần đây, nhiều bệnh truyền nhiễm liên tục gia tăng, như: hô hấp, tiêu hóa, tay chân miệng... Trong khi đây là những căn bệnh dễ lây lan trong cộng đồng, chưa có vaccine phòng ngừa.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet) |
Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, cho rằng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng không chỉ giúp trẻ phòng ngừa các bệnh hô hấp mà cả bệnh tay chân miệng, tiêu hóa... Đây được xem là một phương pháp phòng bệnh hữu hiệu đối với những bệnh truyền nhiễm chưa có vaccine phòng ngừa. Trong đó, chú ý không chỉ rửa tay bằng xà phòng cho trẻ em mà còn cả cho người lớn, nhất là những người trực tiếp chăm sóc trẻ; rửa tay phải đúng cách.
Tương tự, bác sĩ Đinh Cao Minh, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cho biết từ đầu tháng 10 đến nay, số ca bệnh tiêu hóa nhập viện rất đông khiến khoa tiêu hóa thường xuyên quá tải. Trung bình mỗi ngày có trên 70 ca bệnh điều trị nội trú, trong đó mỗi ngày có từ 20-30 ca bệnh mới nhập viện, trong đó nổi lên các bệnh: tiêu chảy cấp, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa... Để phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa, việc giữ gìn vệ sinh trong ăn uống rất quan trọng. Ngoài ăn chín, uống chín còn phải chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Điều này sẽ hạn chế được việc đưa vi trùng, ký sinh trùng từ tay vào đường ăn uống, tiêu hóa. Tuy nhiên, khi rửa tay phải đúng cách theo 6 bước khuyến cáo của Bộ Y tế.
An An (ghi)
6 bước vệ sinh tay thường quy của Bộ Y tế Bước 1: Bước 2: Bước 3: Bước 4: Bước 5: Bước 6: Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây. |