Từ vị trí Phó hiệu trưởng Trường đại học bách Khoa TP.Hồ Chí Minh và là Trưởng ban Đào tạo Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, năm 2007, PGS.TS Hồ Thanh Phong nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường đại học quốc tế và gắn bó với trường suốt 8 năm nay.
Từ vị trí Phó hiệu trưởng Trường đại học bách Khoa TP.Hồ Chí Minh và là Trưởng ban Đào tạo Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, năm 2007, PGS.TS Hồ Thanh Phong nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường đại học quốc tế và gắn bó với trường suốt 8 năm nay.
Ông đã cùng các đồng nghiệp xây dựng Đại học quốc tế trở thành một trong những trường uy tín nhất, cung ứng “đầu vào” cho nhiều doanh nghiệp kỹ thuật, công nghệ cao tại Việt Nam. PGS.TS Hồ Thanh Phong cho rằng đào tạo con người không thể vội vàng, một sớm một chiều được, và tâm thế của sinh viên khi ra trường cũng quan trọng không kém kiến thức, kỹ năng.
Cần đào tạo cả đạo đức nghề nghiệp
* Sau gần 10 năm gắn với ngôi trường đầu tiên đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh tại Việt Nam, ông đánh giá thế nào về chất lượng sinh viên khi tốt nghiệp thông qua sự đón nhận của các doanh nghiệp?
- Tôi quan sát rất nhiều ở khía cạnh này, vì đó là mục đích của chúng tôi khi đào tạo. Sinh viên của chúng tôi được các công ty nước ngoài chào đón nhiệt tình do có kỹ năng ngoại ngữ tốt. Họ đón nhận và phản hồi rằng sinh viên từ Đại học quốc tế có chất lượng tốt không thua kém các sinh viên nước ngoài về. Thêm vào đó, sinh viên có nhiều kiến thức thực tế về tình hình trong nước thông qua các bài tập, dự án thực hiện suốt quá trình học. Chúng tôi cố gắng đào tạo ở nhiều khía cạnh: kiến thức dựa trên giáo trình nước ngoài; ngoại ngữ và kiến thức thực tiễn từ Việt Nam.
* Ông có tự tin về chất lượng đào tạo của Đại học quốc tế không, nếu đem so với những trường đại học ở các quốc gia trong khu vực?
- Trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi chưa thể so với Singapore vì quốc gia này quy tụ nhiều đại học tầm cỡ thế giới. Ở Thái Lan, Philippines, Malaysia cũng có nhiều trường có điều kiện vật chất và nền tảng rất tốt mà chúng ta cũng chưa so sánh được. Còn lại, tôi cho rằng chúng ta không thua kém. Hiện nay, Đại học quốc tế có 6/14 ngành đào tạo đại học đã đạt chuẩn chất lượng đào tạo Đông Nam Á (tiêu chuẩn AUN - QA do Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á tập hợp và đánh giá). Còn với châu Âu hay Mỹ, chúng ta cần thời gian rất dài và nhiều điều kiện khác.
* Lao động Việt Nam bị đánh giá là ý thức chưa cao và năng suất thấp. Theo ông, giáo dục đại học có lỗi gì trong chuyện này không?
Không chỉ riêng Đại học quốc tế, yếu tố quan trọng nhất ở mọi nơi khác, đặc biệt trong môi trường giáo dục là con người. Và đáng mừng là sau 12 năm thành lập, con người vẫn là yếu tố hài lòng nhất trong đánh giá của tôi. Chúng tôi có một đội ngũ giảng viên giỏi, được đào tạo căn bản, có kỹ năng và nhất là họ say mê với những gì họ đang làm: giảng dạy, nghiên cứu và cống hiến. Thứ hai, đội ngũ cán bộ quản lý của trường tận tâm. Điều thứ ba là sinh viên đông, giỏi, năng động và rất thích thú với môi trường học tập. |
- Nhận xét này đúng. Có nhiều năm làm quản lý giáo dục đại học, tôi thừa nhận điều này. Trong trường đại học thì cần tự do học thuật, cần ý tưởng bay bổng, cần sáng tạo. Nhưng môi trường làm việc công nghiệp thì cần kỷ luật, chấp hành giờ giấc và tuân thủ những nguyên tắc. Hai môi trường này có độ vênh nhất định. Vậy lời giải là trường đại học và doanh nghiệp cần kết nối với nhau và chia sẻ những giá trị lẫn nhau. Chúng tôi cần gửi sinh viên đến doanh nghiệp và từ đó đem không khí công nghiệp vào trường, để sinh viên hiểu được thế nào là làm việc thật sự. Ở trường, tinh thần này được truyền đạt khá kỹ vì đa phần sinh viên tốt nghiệp từ trường hiện đang làm việc trong các môi trường công nghiệp và công nghệ cao.
* Còn về ý thức trách nhiệm trong công việc, ông có quan tâm đến điều này khi xây dựng các chương trình đào tạo sinh viên?
- Tôi cho rằng điều này rất quan trọng. Chúng tôi có môn đạo đức nghề nghiệp cho tất cả các ngành, từ kỹ thuật đến kinh doanh. Sinh viên bắt buộc phải học các quy tắc hành xử, giao tiếp, quan hệ với đồng nghiệp... Tôi vẫn nói sinh viên sẽ chẳng làm nên điều gì khi làm kỹ sư mà không thể giao tiếp với công nhân, không được họ tôn trọng qua thái độ làm việc. Dĩ nhiên, không thể mong đợi vài môn học này sẽ giải quyết toàn bộ ý thức trách nhiệm trong công việc cho sinh viên. Tuy nhiên, cần phải có để sinh viên có nền tảng căn bản nhất về thái độ ứng xử với công việc và đồng nghiệp sau này.
Muốn cống hiến, ở đâu cũng làm được
* Gần đây, có nhiều cuộc tranh luận về việc du học sinh nên hay không nên về nước sau khi học với nhiều góc nhìn đa chiều. Cũng từng là du học sinh và làm việc với đội ngũ giảng viên phần lớn là du học sinh về nước, suy nghĩ của ông về điều này ra sao?
- Trước hết, tôi từng là du học sinh, và tôi đã trở về. Quan điểm của tôi là hãy về nếu còn sức lực, còn niềm tin và còn mong muốn cống hiến. Những gì chúng ta học được, nếu đem áp dụng và giúp được đất nước thì quá tốt.
Tôi nghĩ rằng không có khái niệm “ngôi sao” trong chuyện đánh giá tri thức con người. Sinh viên tốt nghiệp trong nước có rất nhiều người giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng ngoại ngữ. Việc lựa chọn ở hay về là lựa chọn cá nhân. Lựa chọn cống hiến cũng thế, nếu muốn dù ở trong nước hay ngoài nước, chúng ta vẫn có thể cống hiến như thường.
* Theo ông, có hay không và làm sao để cân bằng độ “vênh” giữa kiến thức khi học và thực tiễn phát triển của đất nước của du học sinh khi quyết định về nước sau khi học?
Đại học quốc tế (Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh) là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, cũng là trường đầu tiên được cấp phép đào tạo học vị tiến sĩ bằng tiếng Anh. Thành lập vào năm 2002, 2 năm sau nhà trường đã tuyển sinh khóa đầu với 2 khoa đầu tiên: quản trị kinh doanh, khoa học máy tính và kỹ thuật. Đến nay, trường đã có 14 chuyên ngành khác nhau. Đại học quốc tế đã có hợp tác, liên kết đào tạo với nhiều trường đại học lớn tại Australia, Hoa Kỳ, Viện Công nghệ châu Á của Thái Lan, Trường kinh doanh Shidler của Đại học Hawaii, Đại học Thompson Rivers, Ủy ban Trao đổi văn hóa giáo dục quốc tế CIEE... |
- Đúng là chuyện này khá phổ biến, điều này cũng là điều những người làm giáo dục như chúng tôi lưu tâm. Học tập và tiếp thu kiến thức ở một môi trường khác, khi về nước có thể sẽ gặp một số vấn đề trong việc thích nghi với môi trường làm việc. Tuy nhiên, cái quan trọng nằm ở cách nghĩ và cách tiếp cận của người đi học trở về. Đúng là du học sinh có điều kiện học tập và tiếp thu kiến thức ở các nước phát triển hơn, học nhiều điều mới mẻ và hiện đại hơn. Do đó khi về, thực tình ai cũng có mong muốn đóng góp và thay đổi, nhưng thay đổi không diễn ra trong một sớm một chiều và một cá nhân cũng không làm được.
Còn về phía các đơn vị tiếp nhận những người đi học trở về cần có tinh thần thông cảm, tạo điều kiện và sẵn sàng chia sẻ các khó khăn, vướng mắc. Việc đánh giá vội vàng có thể làm khoảng cách càng rộng hơn.
* Nhiều ý kiến lo ngại rằng nguồn nhân lực của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đi vào thực tế. Ông nghĩ sao về điều này?
- Trước tiên, nhân sự ở các quốc gia lớn như Singapore hay Thái Lan khó mà bỏ một môi trường lương cao, chuyên nghiệp để sang Việt Nam nhận một công việc có mức lương hạn chế hơn, vì thực tế mặt bằng lương nước ta đang thấp hơn. Do đó trước mắt vấn đề này chưa đáng ngại. Cạnh tranh lao động trong khối Asean có thể sẽ xảy ra ở công ty nước ngoài. Người lao động không nên tự ti, nhưng cũng không được lơ là, tự huyễn hoặc rằng mình giỏi và hết sức tránh tâm lý tự cao. Cần hiểu rằng, tình thế mở ra, AEC đòi hỏi sự đối xử công bằng thể hiện qua thể chế, luật lệ và phải chấp nhận luật chung.
* Xin cảm ơn ông!
Kim Ngân (thực hiện)