Năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm Quốc khánh 2-9, Giám đốc Sở Văn hóa - thông tin Nguyễn Thành Trí (hiện là Phó chủ tịch UBND tỉnh) đã đề xuất phát động chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần.
Năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm Quốc khánh 2-9, Giám đốc Sở Văn hóa - thông tin Nguyễn Thành Trí (hiện là Phó chủ tịch UBND tỉnh) đã đề xuất phát động chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần. Đề xuất này được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND nhất trí cao, và đặc biệt các cơ quan, đơn vị trong tỉnh hưởng ứng nhiệt tình, nghiêm túc.[links(right)]
Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Trí cho biết:
- Chào cờ và hát Quốc ca là nghi lễ thiêng liêng, quan trọng, thể hiện lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc. Chào cờ, hát Quốc ca còn là cách để thể hiện trách nhiệm của công dân đối với đất nước, xã hội. Trên thế giới, nhiều nước đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt về lễ chào cờ. Chính vì vậy, việc chào cờ, hát Quốc ca mỗi sáng thứ hai hàng tuần càng đóng vai trò quan trọng. Do đó, ngay từ rất sớm, tôi đã có ý tưởng phát động chào cờ, hát Quốc ca vào sáng thứ hai hàng tuần.
Ở nhiều nơi như Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai, dù không nghe được, không nói được nhưng các em vẫn luôn cố gắng, nỗ lực học hỏi từ các giáo viên, các anh chị đi trước để được hát Quốc ca bằng những cử chỉ của đôi bàn tay. Ở nhiều xã, phường, khu phố, ấp, cả cán bộ, nhân dân cùng đồng lòng, đều đặn thực hiện chào cờ, hát Quốc ca đầu tuần. Ở nhiều trường học, chào cờ đầu tuần là dịp để các giáo viên kể cho học sinh nghe những câu chuyện về tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, biểu dương những việc làm tốt của giáo viên, học sinh để mọi người cùng noi theo. Đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết, hạn chế để mọi người cùng sửa chữa. |
Sau khi đề xuất này được lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh chấp thuận, ngày 29-8-2005, UBND tỉnh chính thức ban hành văn bản triển khai chào cờ, hát Quốc ca vào sáng thứ hai hàng tuần trong toàn tỉnh. Tuần đầu tiên của tháng 9-2005 (ngày 5-9), việc chào cờ, hát Quốc ca bắt đầu được triển khai. Từ Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đều hưởng ứng nhiệt liệt, xếp hàng ngay ngắn tại trụ sở để thực hiện nghi thức chào cờ.
Sau 10 năm triển khai, ông đánh giá như thế nào về hiệu ứng của hoạt động chào cờ đầu tuần?
- Sau 10 năm thực hiện, hoạt động chào cờ, hát Quốc ca đầu tuần đã được nâng cao về chất lượng và số lượng cá nhân, tập thể tham dự. Mọi người hát càng ngày càng hay. Từ chỗ nhiều cơ quan, đơn vị chỉ mở nhạc và lời bài hát trong đĩa CD rồi phát ra trong buổi lễ chứ không hát, đến nay rất nhiều công chức, viên chức, nhân viên tại các cơ quan, đơn vị đã có thói quen cùng hát vang những lời hát trong bài Quốc ca. Việc làm đó ngày càng tạo được sự lan tỏa đến các doanh nghiệp nhà nước và cả doanh nghiệp tư nhân.
Học sinh mầm non Nhà thiếu nhi Đồng Nai thực hiện nghi thức chào cờ sáng thứ hai hàng tuần. |
Những hành động trên phần nào đã thể hiện được tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thời gian tới, hoạt động chào cờ vào sáng thứ hai sẽ được duy trì ra sao, thưa ông?
Cán bộ, nhân viên Siêu thị Co.opmart Biên Hòa thực hiện nghi thức chào cờ. Ảnh: V. TRUYÊN |
- Hoạt động chào cờ, hát Quốc ca đầu tuần sẽ tiếp tục được duy trì và nâng cao hơn nữa về chất lượng cũng như số lượng người, cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh tham dự nhằm tạo sự lan tỏa mạnh hơn nữa về nghi thức thiêng liêng này.
Xin cảm ơn ông!
Nhận thấy trẻ mầm non có khả năng học hát, từ năm 2003, Nhà thiếu nhi Đồng Nai đưa nội dung chào cờ, hát Quốc ca, ý nghĩa của lễ chào cờ vào dạy cho học sinh từ khi mới bước vào Nhà thiếu nhi Đồng Nai. Và cũng từ đó, cứ vào thứ hai hàng tuần, Nhà thiếu nhi Đồng Nai tổ chức lễ chào cờ để học sinh tham gia. Chỉ sau 3 tháng vào học, hầu hết học sinh thuộc bài Tiến quân ca và đặc biệt là có tác phong chào cờ. Vì thế, khi tham gia bất kỳ buổi lễ nào, khi nghe chuẩn bị thực hiện nghi thức chào cờ, các em đều thực hiện rất đúng, hát Quốc ca rất lớn. Không dừng lại ở việc duy trì giờ chào cờ hàng tuần, hàng năm Nhà thiếu nhi Đồng Nai còn tổ chức hội thi hát Quốc ca nhằm giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước. Anh Lý Trung Kiên, Bí thư Đoàn khối doanh nghiệp: Tình yêu biển đảo, Tổ quốc rực cháy trong tim Tháng 5-2013, tôi được tham gia Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương. Ngoài hoạt động thăm, tặng quà, tôi và các thành viên trong đoàn được tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1. Đặc biệt nhất, trong chuyến đi ấy tôi được tham gia chào cờ, hát Quốc ca và xem nghi thức duyệt binh dưới cột mốc chủ quyền. Trong cuộc đời đã có không biết bao nhiêu lần tôi chào cờ, hát Quốc ca. Cũng màu cờ ấy, bài hát Quốc ca ấy, nhưng khi đứng ở Trường Sa - vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc, cảm xúc trong trong tôi trào dâng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tôi cảm nhận được ý nghĩa của từng lời hát và ý thức sâu sắc về sự hy sinh, không bao giờ chịu khuất phục của lớp lớp cha ông đi trước để có được nền độc lập, tự do hôm nay. Càng tự hào, tôi càng cảm thấy bản thân tôi nói riêng và đoàn viên, thanh niên nói chung cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trách nhiệm ấy được thể hiện ở việc làm cụ thể trên từng lĩnh vực học tập, công tác của mỗi đoàn viên, thanh niên. Cô Lê Thị Vui, Hiệu trưởng Trường mầm non Liên Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán): Không tuần nào bỏ lễ chào cờ Trường tiểu học Liên Sơn có một điểm chính và 2 điểm trường lẻ nằm ở vùng sâu, vùng xa của huyện Định Quán nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Thứ hai hàng tuần, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng chia nhau đi dự lễ chào cờ ở điểm chính và điểm lẻ. Trong lễ chào cờ, giáo viên Tổng phụ trách Đội chủ trì, đánh giá những hoạt động trong nhà trường, biểu dương những việc làm tốt, khen thưởng những lớp thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nội quy, quy định nhà trường đề ra, đồng thời khuyến khích những lớp khác thực hiện phong trào thi đua tốt hơn trong tuần học mới. Trong buổi lễ còn có chương trình măng non, áo trắng tặng bạn, kế hoạch nhỏ, quyên góp giúp học sinh nghèo trong trường. Ngoài ra, các lớp còn luân phiên nhau kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, rút ra những bài học từ các câu chuyện kể để cùng nhau phấn đấu học tập, rèn luyện tốt hơn. Nga Sơn - An Yên (ghi) |
Hạnh Dung (thực hiện)