Báo Đồng Nai điện tử
En

Luôn rèn luyện để người thầy là gương sáng cho học trò

12:11, 21/11/2015

Gắn bó với sự nghiệp trồng người đã 26 năm, dù trực tiếp đứng lớp giảng dạy học trò hay đảm trách các vị trí quản lý quan trọng trong ngành, Nhà giáo ưu tú Huỳnh Lệ Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai, vẫn luôn giữ quan niệm như trên về nghề giáo.

Gắn bó với sự nghiệp trồng người đã 26 năm, dù trực tiếp đứng lớp giảng dạy học trò hay đảm trách các vị trí quản lý quan trọng trong ngành, Nhà giáo ưu tú Huỳnh Lệ Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai, vẫn luôn giữ quan niệm như trên về nghề giáo. Nhà giáo ưu tú Huỳnh Lệ Giang chia sẻ:

- Dù ở thời kỳ nào, vị trí nào cũng vậy, với tôi tâm huyết của người thầy luôn là sự yêu thương, quan tâm đối với học trò của mình. Và tùy vào hoàn cảnh cụ thể, người thầy thể hiện tình yêu thương đó một cách khác nhau.

Đủ sức đáp ứng yêu cầu về nhân lực

* Dịp kỷ niệm 33 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngành GD-ĐT Đồng Nai cũng vừa tròn 40 năm thành lập, nhìn lại chặng đường đã qua của ngành, đâu là điều bà tâm đắc?

- Những năm đất nước mới thống nhất, cơ sở vật chất, trường lớp của ngành GD-ĐT Đồng Nai rất khó khăn với rất nhiều phòng học tạm, tranh tre nứa lá, nhiều lớp học ca ba. Trong bối cảnh ấy, đội ngũ giáo viên rất thiếu, phải tuyển dụng giáo viên, đào tạo cấp tốc... Qua 40 năm, đến nay ngành từng bước hoàn thiện hệ thống mạng lưới giáo dục các cấp học, ngành học, cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không ngừng lớn mạnh… Điều tôi tâm đắc chính là ngành luôn hoàn thành các mục tiêu đề ra về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đủ sức đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

* Đồng Nai là một trong những địa phương có nhiều chính sách giáo dục “đi trước - đón đầu” so với cả nước. Xin bà cho biết một sđề án giáo dục đã tạo dấu ấn của tỉnh?

- Ngay từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, ngành GD-ĐT Đồng Nai đã tiên phong trong cả nước và mạnh dạn đề xuất mở “hệ B” - hệ bán công trong các trường phổ thông, một hình thức xã hội hóa giáo dục hiện nay. Hay như đề án “Xây dựng trường THPT trọng điểm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Ðồng Nai giai đoạn 2010 - 2015” cũng là một trong những nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh Ðồng Nai. Vì tại thời điểm đó, Bộ GD-ÐT vẫn chưa có định hướng về mô hình này.

Tỉnh còn ban hành Chương trình tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 với 6 chương trình cụ thể. Ngoài ra, tỉnh còn có hàng loạt đề án mang tính nhân văn to lớn, góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, như: đề án xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại; đề án phát triển giáo dục mầm non, đề án dạy và học ngoại ngữ; đề án sữa học đường; đề án giáo dục thể chất...

* Là tỉnh công nghiệp phát triển, người dân các nơi tìm đến Đồng Nai để lập thân lập nghiệp nhiều nên việc tăng dân số cơ học quá nhanh đã kéo theo nhiều áp lực cho ngành GD-ĐT. Đứng trước bài toán nan giải này, quan điểm của bà như thế nào?

- Điều trăn trở của tôi là trên địa bàn tỉnh, cụ thể là TP.Biên Hòa vẫn còn tình trạng học ca ba. Tính riêng năm học 2015-2016, Biên Hòa có tất cả 1.988 lớp ở bậc tiểu học (tăng 107 lớp so với năm học trước) với tổng số học sinh khoảng 83,4 ngàn em (tăng 4,7 ngàn em so với năm trước).

Trước mắt, để giải quyết bức xúc quá tải ở Trường tiểu học Trảng Dài, Sở GD-ĐT đặt vấn đề với ban lãnh đạo Trường đại học công nghệ Đồng Nai, Trường tiểu học Hà Huy Giáp về việc mượn phòng cho học sinh Trường tiểu học Trảng Dài học, và các trường đã đồng ý. Về lâu dài, ngành phải tìm quỹ đất, tài chính xây thêm trường học trên địa bàn tỉnh. Song song đó, việc giải bài toán này còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, các tổ chức xã hội chung tay xã hội hóa giáo dục, hỗ trợ ngành.

Người thầy là tấm gương giáo dục nhân cách

* Ngày xưa khi đời sống còn khó khăn, tâm huyết của người thầy là kiên trì vượt qua khó khăn để bám trường, bám lớp. Đến nay đời sống đã tốt, tại sao chuyện dạy thêm - học thêm trong ngành giáo dục gây không ít bức xúc trong dư luận xã hội, thưa bà?

- Ở đây phải khẳng định rằng bản chất của việc dạy thêm - học thêm không phải là xấu. Trong bối cảnh đời sống của người dân ngày càng phát triển, nhu cầu nâng cao kiến thức của người dân ngày càng cao, việc dạy thêm - học thêm của thầy cô giáo cũng nhằm đáp ứng nhu cầu ấy.

Tuy vậy, còn có một bộ phận giáo viên lợi dụng việc dạy thêm để trục lợi, làm ảnh hưởng đến mục đích, chủ trương dạy thêm - học thêm của ngành. Quan điểm của tôi là phải lên án và xử lý mạnh tay những trường hợp vi phạm.

* Người thầy ngoài truyền đạt tri thức còn góp phần xây dựng nhân cách cho học trò. Công tác giáo dục giáo dục nhân cách, lý tưởng cho học sinh thời gian qua được ngành triển khai như thế nào thưa bà?

- Ngày trước, người thầy răn dạy với học trò: việc học là để tạo dựng tương lai và xây dựng đất nước giàu đẹp. Còn ngày nay, ngoài truyền đạt lý tưởng đó, người thầy còn trao truyền cho học trò về: lòng yêu thương con người, yêu gia đình, yêu Tổ quốc; sự sẻ chia hướng tới cộng đồng, xã hội...

Thời gian qua, thông qua nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp, theo từng chủ đề khác nhau, ngành GD-ĐT Đồng Nai đã định hướng, giáo dục nhân cách, kỹ năng sống, hoạt động xã hội... cho học sinh. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, như: học sinh thể hiện tình yêu nước bằng cách xếp hình bản đồ Việt Nam trong giờ chào cờ ở Trường tiểu học - THCS - THPT Lê Quý Đôn; học sinh viết thư cho bộ đội Hải quân; mô hình học kỳ trong quân đội; học sinh với chương trình “Áo lụa tặng bà”...

Ngoài việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học sinh, theo tôi người thầy giáo phải thường xuyên rèn luyện để trở thành tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách cho học trò noi theo. Bởi người thầy đóng vai trò không thể thiếu trong việc định hướng, giáo dục nhân cách cho học trò. Tuy vậy, không thể đổ hết tất cả trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ cho thầy cô. Chính gia đình và toàn xã hội phải có sự chung tay, góp sức cùng ngành GD-ĐT trong sự nghiệp “trồng người”.

* Nghề dạy học đang chuyển sang phương pháp giáo dục mới, đó là “lấy học sinh làm trung tâm”. Học sinh giđây đóng vai trò là chủ thể. Theo bà, trong đổi mới giáo dục vai trò người thầy có mất đi?

- Tôi cho rằng hoàn toàn không. Vai trò, trọng trách của người thầy không mất đi mà còn được tăng thêm trong đổi mới giáo dục.

Thật ra, việc lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn không phải là phương pháp mới trong giáo dục. Vì từ những năm 2000, những nhà quản lý giáo dục đã bàn đến việc này rồi. Nhưng chỉ sau khi có Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, thì vấn đề này được quan tâm hơn. Mục tiêu của việc thực hiện nghị quyết này là xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý...

Trong đổi mới giáo dục, khi đã trao quyền tự chủ cho học trò, người thầy sẽ đóng vai trò định hướng, phát huy tính sáng tạo của học trò. Vai trò này thực sự rất quan trọng, khó khăn, nhưng thật sự cần thiết cho những công dân tương lai của đất nước trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế.

* Để làm tt vai trò định hướng, người thy cn phi làm gì, thưa bà?

- Trước tiên là phải thay đổi nhận thức. Giáo viên phải xem việc đổi mới, sáng tạo là cần thiết cho học trò. Từ tâm lý “lo lắng, không yên tâm”, giáo viên hãy “cho phép” học trò sáng tạo, biến kiến thức trong sách vở thành kiến thức của chính học trò, để cho các em cơ hội tự tin thể hiện chính kiến. Qua những hoạt động đó, giáo viên sẽ định hướng, rút kinh nghiệm cho các em.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên còn phải thường xuyên cập nhật kiến thức truyền thụ cho học trò. Phải nói là trong đổi mới giáo dục, giáo viên đòi hỏi phải bận rộn, vất vả hơn vì ngoài giờ lên lớp, giáo viên còn phải làm sổ sách, giáo án... Nhưng không thể vì sự bận rộn ấy mà quên cập nhật kiến thức, vì thực tế có đôi khi học sinh có nhiều thời gian, ít bị chi phối hơn sẽ cập nhật kiến thức nhanh nhạy hơn giáo viên... Và đó cũng là một áp lực cho nhà giáo!

* Xin cm ơn bà!

Lâm Viên (thc hin)

 

Tin xem nhiều