Báo Đồng Nai điện tử
En

Lấy học sinh làm trung tâm trong dạy và học

11:09, 02/09/2015

Sáng 5-9, các trường học trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2015-2016. Đây là năm học thứ 2 ngành GD-ĐT thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang.
Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang.

Sáng ngày 5-9, các trường học trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2015-2016. Đây là năm học thứ 2 ngành GD-ĐT thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mục tiêu của năm học mới vẫn là lấy học sinh làm trung tâm, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng từ bản thân người thầy. Nhân dịp này, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang

Rốt ráo xóa ca ba

* Thời điểm này, ngành GD-ĐT đã chuẩn bị như thế nào cho năm học mới, thưa bà?

- Về cơ sở vật chất, năm học này có nhiều trường xây mới được khánh thành, đưa vào sử dụng. Trong đó, ở cấp THPT có Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh và Trường THPT Long Thành sẽ đi vào hoạt động vào tháng 10 và đầu học kỳ 2. Ở TP.Biên Hòa, địa phương có áp lực trường lớp lớn nhất cũng sẽ đưa vào sử dụng 2 trường THCS ở các phường Thống Nhất và Long Bình.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có sự chuẩn bị bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ từ trong năm học trước. Nhiều giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo như tích hợp liên môn, bồi dưỡng cho giáo viên dạy các môn: Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, tiếng Anh... Các địa phương, các trường THPT đã tổ chức tuyển dụng giáo viên, nhân viên để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ.

Để chuẩn bị cho năm học 2015-2016, không chỉ ngành giáo dục mà toàn hệ thống chính trị cũng cùng chung tay giúp sức. Cụ thể, ở các địa phương đang tiến hành xây dựng nông thôn mới đã có nhiều trường học, phòng học, nhà vệ sinh, phòng chức năng… được xây mới, sửa chữa phục vụ cho nhu cầu dạy và học.

* Năm học này, TP.Biên Hòa vẫn tiếp tục tồn tại  tình trạng học sinh phải học ca ba. Số học sinh tăng cơ học quá nhanh khiến thành phố gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Vậy đâu là giải pháp của ngành GD-ĐT trong việc giải quyết những vấn đề này?

- Trước mắt, ngành GD-ĐT đã chỉ đạo các trường ở TP.Biên Hòa tiến hành nhận số học sinh nhiều hơn so với quy định (35-40 học sinh/lớp) để đáp ứng chỗ học cho học sinh. UBND thành phố và ngành GD - ĐT thành phố cũng đã, đang tiến hành xây dựng các trường học mới, tăng phòng học trong năm nay ở cấp THCS. Những năm tiếp theo, kế hoạch của TP.Biên Hòa là xây dựng thêm 7 trường tiểu học; xây mới thêm 4 trường THCS. Tuy nhiên, nếu vấn đề đất đai và nguồn ngân sách đảm bảo thì mới đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu học tập của học sinh trong thành phố.

Năm học 2015-2016, toàn tỉnh có khoảng 825 trường học, gần 610 ngàn học sinh các cấp; hơn 2,3 ngàn cán bộ quản lý, trên 27,8 ngàn giáo viên và 7,6 ngàn nhân viên.

Vì áp lực trường lớp, sĩ số học sinh quá lớn, nên đến nay toàn thành phố mới có 17 trường đạt chuẩn quốc gia (4 trường mầm non, 7 trường tiểu học, 6 trường THCS)/115 trường công lập và 36 trường ngoài công lập. Một số trường đã được công nhận chuẩn quốc gia có nguy cơ “rớt chuẩn” khi được kiểm tra lại. Về vấn đề này, lãnh đạo Sở đã chỉ ra giải pháp là ngành GD-ĐT thành phố phải rà soát điều kiện các trường ngoài công lập để xây dựng trường chuẩn quốc gia, nhằm tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia. Ngành giáo dục thành phố cần tích cực đồng hành, động viên, khích lệ để các trường ngoài công lập làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Từ đó, tạo được chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng về các trường ngoài công lập ở nhiều mặt, đặc biệt là chất lượng giáo dục, xóa bỏ sự chênh lệch giữa các trường công lập và ngoài công lập.

Đổi mới là tất yếu

* Ngoài 17 trường tiu hc tiếp tc tiến hành mô hình trường hc Vit Nam mi, Đồng Nai  s có thêm 22 trường THCS thc hin mô hình này. Xin bà cho biết thêm v mô hình hình trường hc Vit Nam mi?

- Theo lộ trình, năm nay toàn tỉnh có 22 trường THCS sẽ thực hiện mô hình trường học Việt Nam mới (VNEN). Đây là mô hình được Bộ GD-ĐT triển khai từ năm học 2011-2012 trên cả nước. Mục đích của mô hình này nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự học của học sinh. Dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên và sự quan tâm, giám sát của phụ huynh, học sinh sẽ chủ động tìm tòi kiến thức để giải quyết các vấn đề, tình huống được đặt ra.

Mục đích tiếp theo của mô hình này là học sinh có sự tương tác với các bạn trong lớp, trong nhóm. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết trong học tập, trong cuộc sống cũng như trong công việc sau này. Qua đó hình thành kỹ năng, trau dồi phẩm chất, phát triển sở trường, năng khiếu của từng học sinh.

Một tiết mục văn nghệ trong lễ khai giảng năm học 2015-2016 của cô trò Trường THCS Trần Phú, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc vừa được tổ chức.
Một tiết mục văn nghệ trong lễ khai giảng năm học 2015-2016 của cô trò Trường THCS Trần Phú, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc vừa được tổ chức.

Tuy nhiên, với mô hình này đòi hỏi nhà trường phải có điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo đủ mỗi lớp mỗi phòng học, học 2 buổi/ngày; đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng phải đáp ứng yêu cầu cao hơn về chuyên môn, nghiệp vụ, phải thật sự năng động, sáng tạo. Do đó, để thực hiện tốt mô hình này, thời gian qua đội ngũ cán bộ, giáo viên trong tỉnh đã được tập huấn, tham gia các lớp hội thảo, chuẩn bị tâm thế, kỹ năng thực hiện tốt mô hình này.

Việc tạo không khí vui vẻ cho học sinh trong ngày hội đến trường là chủ trương của Bộ GD-ĐT và được thực hiện từ nhiều năm nay. Cùng với cả nước, Đồng Nai sẽ đồng loạt tổ chức lễ khai giảng vào ngày 5-9. Trong dịp khai giảng, phần lễ tức là phần đại biểu cấp tỉnh, địa phương đến dự đọc thư chúc mừng, trao học bổng, phần thưởng cho những học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, sẽ được rút ngắn, còn phần chính là phần hội để cho học sinh vui chơi. Sở GD-ĐT đã có hướng dẫn cho các cơ sở giáo dục tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội chuẩn bị tốt để triển khai ngày lễ khai giảng theo đúng tinh thần của Bộ GD-ĐT nhằm tạo cho học sinh cảm giác vui vẻ, hào hứng trong ngày đầu tiên của năm học mới.

* Đây là năm hc th 2 thc hin đổi mi căn bn toàn din GD-ĐT và là năm đầu tiên thc hin Ngh quyết X ca Đảng b tnh. Trước thm năm hc mi, bà có nhn nh gì ti giáo viên, ph huynh, hc sinh toàn ngành?

- Đổi mới là tất yếu, đổi mới để phát triển theo hướng tích cực hơn. Do đó, giáo viên, học sinh nên chuẩn bị tinh thần về việc đổi mới và tin tưởng rằng đổi mới sẽ đem lại kết quả tốt hơn.

Dĩ nhiên, để đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tiên tiến, hiện đại, giáo viên sẽ vất vả hơn trước đây. Nhưng bản thân giáo viên phải thay đổi cách dạy, áp dụng những phương tiện hiện đại kết hợp cách dạy học truyền thống mới có thể lôi cuốn, thu hút học sinh nâng cao tinh thần tự học của các em. Để có những giờ học sinh động, vui vẻ, hứng thú, hiệu quả, cuốn hút được học sinh tham gia các hoạt động bổ ích trong và ngoài nhà trường thì sự vất vả của giáo viên cũng xứng đáng.

Một trong những nhiệm vụ khác của năm học này là tăng cường các hoạt động hướng ngoại, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có đủ trí - thể - mỹ trong tương lai. Điều này rất cần sự chung tay, góp sức của không chỉ nhà trường, gia đình mà còn của toàn xã hội.

*  Xin cảm ơn bà!

Hạnh Dung (thực hiện)

 

 

 

Tin xem nhiều