Báo Đồng Nai điện tử
En

Giáo viên chủ nhiệm: Khó lắm!

09:05, 05/05/2015

Ra trường đến nay gần 30 năm chủ nhiệm hơn 40 lớp, nghiệm lại thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm càng ngày càng nặng nề và khó nhọc.

Ra trường đến nay gần 30 năm chủ nhiệm hơn 40 lớp, nghiệm lại thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm càng ngày càng nặng nề và khó nhọc.

Hồi trước, là giáo viên trẻ mà được giao chủ nhiệm là niềm vui và hãnh diện vì lúc đó ban giám hiệu chưa tin tưởng lắm về người trẻ: non nớt - thiếu kinh nghiệm - chuyên môn chưa tốt và còn nhiều lý do tế nhị nữa... Bây giờ, giáo viên trẻ không được làm chủ nhiệm lại thấy mừng.

Theo ý kiến cá nhân tôi, làm giáo viên đã khó mà làm giáo viên chủ nhiệm càng khó hơn ở vai trò người cha, người mẹ thứ hai cho các em. Vì thế ban giám hiệu cần thận trọng khi chọn giáo viên chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm học sinh lớp sẽ phân công. Không phải giáo viên nào cũng làm chủ nhiệm được. Với các lớp đã từng có “thành tích” quậy phá thì giáo viên trước tiên phải giỏi chuyên môn, tiếp theo là phải rành tâm lý học sinh. Trong ứng xử không được nóng vội, phải biết cương - nhu đúng lúc.

Những học sinh tạm gọi là bất trị thường có hoàn cảnh gia đình không êm ấm lắm, nên giáo viên phải thật sự thông cảm và hiểu các em. Các em đó luôn cố làm ra vẻ và gây tổn thương cho bạn bè, thầy cô, nhưng thật ra chính các em mới luôn cảm thấy bản thân mình bị tổn thương. Hiểu được điều đó, thầy cô sẽ thấy các em đáng thương hơn là đáng giận. Là giáo viên chủ nhiệm phải luôn tranh thủ để đồng cảm, chia sẻ với các em.

Tôi nhận thấy trách nhiệm giáo dục còn là của gia đình và xã hội nữa. Một câu nói của ai đó, tôi không nhớ lắm nhưng đại để là “ta không sợ cái ác mà ta sợ kẻ vô tâm với cái ác”. Cái ác có điều kiện phát triển khi nhiều người xung quanh thờ ơ với nó. Thời nay, mỗi nhà chỉ có từ một đến hai con, nên rất thương yêu con một cách quá đáng, có em đã từng viết về thầy cô trên facebook là “ở nhà ba mẹ tao còn chưa đánh tao cái nào, chưa chửi tao một câu, vậy ổng (bả) là gì mà dám nói tao chứ? Má tao mà biết được thì ổng đừng có hòng dạy lớp mình nữa”.

Chính chúng ta - các bậc cha mẹ, các thầy cô chứ không ai khác phải chịu trách nhiệm trước hành vi của học sinh mình.

Nguyên Thư

 

Tin xem nhiều