Báo Đồng Nai điện tử
En

Đẩy mạnh vai trò truyền thông

10:07, 10/07/2013

Truyền thông có sức mạnh đặc biệt, góp phần làm cho xã hội hiểu đúng hơn về bình đẳng giới.

Truyền thông có sức mạnh đặc biệt, góp phần làm cho xã hội hiểu đúng hơn về bình đẳng giới.[links(right)]

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên gia về giới và phát triển (Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - thương binh và xã hội), giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ, do bẩm sinh, đồng nhất và không thể thay đổi được. Còn giới, do dạy và học mà có, luôn biến đổi và có thể thay đổi được. Những người không hiểu rõ về giới và giới tính sẽ có định kiến giới và phân biệt đối xử về giới.

Nhiều phụ nữ cũng tham gia nghiên cứu khoa học. Trong ảnh: Kỹ sư Phạm Thị Hoa nghiên cứu nấm linh chi tại Trung tâm  ứng  dụng công nghệ sinh học Đồng Nai. Ảnh: P.Liễu
Nhiều phụ nữ cũng tham gia nghiên cứu khoa học. Trong ảnh: Kỹ sư Phạm Thị Hoa nghiên cứu nấm linh chi tại Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai. Ảnh: P.Liễu

Ngay trong sách giáo khoa, nhiều hình ảnh minh họa cũng chưa có cái nhìn đúng đắn về giới. Đó là khi nói về công việc nội trợ, bán hàng... hình ảnh minh họa đều là nữ; khi nói về kỹ sư, bác sĩ... hình ảnh minh họa là nam. Điều này có tính rất khuôn mẫu về phân công lao động giữa nam và nữ, làm cho người ta nghĩ rằng việc này là của nam, việc kia là của nữ, làm hạn chế, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam - nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Bình đẳng giới không có nghĩa phụ nữ và nam giới phải như nhau. Trong bình đẳng giới, có những điều không thể vượt qua được ranh giới của chuẩn mực đạo đức.

Ở các quảng cáo do các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp, người ta nhận thấy sự xuất hiện của phụ nữ thường chỉ gắn với các sản phẩm tiêu dùng và nội trợ. Những kiểu quảng cáo này đưa đến suy nghĩ cho mọi người rằng, phụ nữ chỉ biết quét dọn, nấu ăn, giặt giũ, chăm con... Còn nam giới khi xuất hiện trên truyền hình, các phương tiện truyền thông khác thường ở vị thế xã hội cao, là người lãnh đạo và đi dự họp hay với vai trò là những người trực tiếp lao động sản xuất, làm ra của cải cho xã hội. Ngay trong việc quảng cáo tuyển dụng lao động, một số tờ báo đăng yêu cầu chỉ tuyển nam giới. Những quảng cáo này cho thấy, chỉ có nam giới mới có cơ hội việc làm, rất bất lợi cho nữ giới.

Hình ảnh của nữ giới thường được gắn với công việc bếp núc. Ảnh minh họa
Hình ảnh của nữ giới thường được gắn với công việc bếp núc. Ảnh minh họa

Thạc sĩ Diệu Hồng cho rằng, truyền thông phải làm cho người ta hiểu, nam và nữ phải được thụ hưởng như nhau, được cống hiến như nhau. Các quảng cáo, bản tin, bài viết trên báo chí phải cân bằng những hình ảnh giữa nam và nữ. Tránh tình trạng, nữ giới được đề cập trong bài viết chỉ với ý kiến quần chúng, còn nam giới thì được đề cập trong vai trò là những chuyên gia hay người có quyền lực.

Quỳnh Trang

 

 

 

Tin xem nhiều