Nhà thơ Bằng Việt mở đầu bài “Bếp lửa” bằng hình ảnh thật gợi cảm: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”. “Bếp lửa” gợi nhớ tới những người bà, người mẹ, người vợ Việt Nam, từ bao đời nay là những người giữ lửa - lửa bếp và ngọn lửa đầm ấm của không khí gia đình.
Nhà thơ Bằng Việt mở đầu bài “Bếp lửa” bằng hình ảnh thật gợi cảm: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”. “Bếp lửa” gợi nhớ tới những người bà, người mẹ, người vợ Việt Nam, từ bao đời nay là những người giữ lửa - lửa bếp và ngọn lửa đầm ấm của không khí gia đình.
Sự cống hiến của họ không hề nhỏ bé tuy âm thầm như một lẽ đương nhiên. Biết bao lời hát, câu thơ ca ngợi họ nhưng chủ yếu ngợi ca đức hy sinh. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, làm sao để những người phụ nữ không chỉ lấy sự hy sinh làm niềm hạnh phúc cho riêng mình? Họ cần được những người thân trong gia đình và cả xã hội trân trọng, yêu thương, thấu hiểu và chia sẻ để họ có được cuộc sống tinh thần hạnh phúc hơn.
Phần đông người phụ nữ đang phải gánh vừa công việc gia đình vừa công việc kiếm sống. Công việc nào cũng nhọc nhằn và đầy áp lực. Ở cơ quan hay ở bất cứ một hoạt động kinh tế nào mà người phụ nữ tham gia thì họ cũng phải thực hiện đủ, đúng trách nhiệm của mình, hoàn toàn “bình đẳng” với nam giới. Về đến nhà, lại hàng núi việc không tên - những việc được xã hội mặc định “việc đàn bà”: nào chợ búa, cơm nước, dọn dẹp cửa nhà, chăm sóc con, nhất là trong thời kỳ con còn nhỏ và những lúc chúng ốm đau... Ai muốn tiến bộ, buộc phải bớt thời gian nghỉ ngơi để học hành. Đi công tác, vẫn ngay ngáy lo chồng con ở nhà. Thế nên nhiều chị đã phải từ chối cơ hội thăng tiến.
Để người phụ nữ thực sự bình đẳng với nam giới, không chỉ bản thân họ phải tự giải phóng mình mà rất cần sự thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của toàn xã hội đối với phụ nữ mà trước hết là những người thân trong gia đình. Hãy tạo mọi điều kiện để những người bà, người mẹ, người vợ được mỉm cười trong hạnh phúc.
Thảo Chi