Báo Đồng Nai điện tử
En

Đào tạo lao động kỹ thuật: Đang tăng tốc!

10:09, 05/09/2012

Tập trung vào một số ngành mũi nhọn với nhiều giải pháp thiết thực, tránh đầu tư tràn lan, Ban chỉ đạo chương trình 1 về đào tạo lao động kỹ thuật (thuộc Chương trình tổng thể đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2010-2015) đang tăng tốc để không chỉ phát triển lao động có tay nghề về số lượng, mà còn củng cố hơn về chất lượng đào tạo.

Tập trung vào một số ngành mũi nhọn với nhiều giải pháp thiết thực, tránh đầu tư tràn lan, Ban chỉ đạo chương trình 1 về đào tạo lao động kỹ thuật (thuộc Chương trình tổng thể đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2010-2015) đang tăng tốc để không chỉ phát triển lao động có tay nghề về số lượng, mà còn củng cố hơn về chất lượng đào tạo.

* Tập trung vào các nghề chủ lực

Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội, Chủ nhiệm chương trình 1 cho biết, ngay từ đầu giai đoạn 2 (2010-2015), chương trình đã khắc phục nhược điểm đầu tư dàn trải, hướng tới tập trung đào tạo các ngành mũi nhọn, các nghề là thế mạnh của tỉnh. Theo đó, chương trình sẽ tập trung đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao ở 3 nghề chủ lực, gồm: Công nghệ ô tô, điện công nghiệp và cơ khí sửa chữa. Đây là những nghề đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế và nhu cầu thị thường lao động hiện nay rất cần.

Học viên Trường cao đẳng nghề Lilama 2 trong giờ thực hành.
Học viên Trường cao đẳng nghề Lilama 2 trong giờ thực hành.

Trước mắt, theo bà Phượng, mỗi năm tỉnh sẽ lựa chọn khoảng 120 người để đào tạo 3 nghề trên theo chương trình dạy nghề của nước ngoài tại Việt Nam. Nếu kinh phí đào tạo bình quân hiện nay khoảng 5-6 triệu đồng/người/nghề, thì để đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao 3 nghề trên, kinh phí sẽ

Nhằm nâng cao năng lực đào tạo, phát triển nguồn lực lao động kỹ thuật trong toàn tỉnh theo Chương trình tổng thể phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2015, chỉ tiêu của chương trình 1 trong 5 năm là đào tạo 311 ngàn lao động, trong đó 14,7% là lao động trình độ cao đẳng và trung cấp nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề sẽ được nâng từ 42,6% lên 65% vào năm 2015.

tăng lên gần gấp 10 lần (khoảng 50 triệu đồng/người/nghề). Có 7 nhóm đối tượng sẽ được ưu tiên hướng đến đào tạo nghề bậc cao, gồm: Học sinh các trường THPT, trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn, con em gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và học sinh, sinh viên đạt giải tại các kỳ thi tay nghề trẻ cấp tỉnh trở lên. Với việc xác định nhóm đối tượng như trên, chương trình sẽ mở rộng được số lượng đào tạo. Và không chỉ đào tạo tay nghề, chuyên môn, nguồn lao động kỹ thuật này còn được chú trọng rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ngoại ngữ chuyên ngành cũng như các kỹ năng mềm khác.

* Đào tạo nguồn nhân lực dạy nghề

Một trong những giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng dạy nghề là củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề. Ông Mao Quốc Trung, Trưởng phòng Dạy nghề Sở Lao động - thương binh và xã hội cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng 3 ngàn giáo viên tại 72 cơ sở dạy nghề, trong đó có khoảng 1.500 giáo viên tại các cơ sở dạy nghề ngoài công lập cần được bồi dưỡng về phương pháp sư phạm để đạt chuẩn quy định. Khó khăn hiện nay là giáo viên dạy nghề trong năm phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, vì thế phía sở đã linh hoạt tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về tăng cường kỹ năng ứng dụng nghề để giáo viên vừa đảm đương nhiệm vụ, vừa nâng cao được tay nghề cũng như phương pháp giảng dạy, truyền đạt. Từ đầu năm 2011 đến nay, chương trình 1 đã tổ chức 21 lớp bồi dưỡng chuyên đề cho 395 lượt giáo viên các nhóm nghề cơ khí, tự động hóa, điện; đồng thời tổ chức 5 lớp bồi dưỡng sư phạm dạy nghề cho 341 giáo viên, tập huấn phương pháp dạy nghề theo giáo án tích hợp cho 80 giáo viên dạy nghề giỏi cấp tỉnh.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cũng được tiến hành đồng bộ, như: biên soạn, cải tiến chương trình dạy nghề (từ 30-40 chương trình), khuyến khích các cơ sở đào tạo biên soạn, thực hiện giảng dạy theo phương pháp sử dụng đa phương tiện tiến đến thực hiện ngân hàng giáo án điện tử; đào tạo thêm một số mô-đun mới theo yêu cầu của doanh nghiệp cho các lao động đang làm việc và học sinh đạt loại giỏi, khá tại các cuộc thi nghề cấp tỉnh với kinh phí bình quân 7 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, việc đầu tư trang thiết bị dạy nghề cũng được khảo sát và định hướng, tập trung đầu tư vào một số trường dạy nghề trọng điểm để tạo hiệu quả rõ rệt, không đầu tư tràn lan; chỉ đầu tư trang thiết bị cơ bản, còn lại sẽ kết nối thực hành nghề với doanh nghiệp.

Một giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đào tạo nghề, đó là phối hợp với Chương trình 2 đào tạo sau đại học cho các cán bộ quản lý, giáo viên. Bước đầu, chương trình 1 thường xuyên mở các lớp ngoại ngữ theo chương trình Anh văn giao tiếp TOEIC nhằm bồi dưỡng kỹ năng dự thi sau đại học hoặc tham gia các hội thi quốc tế. Bên cạnh đó, Ban chủ nhiệm chương trình 1 cũng đang phối hợp rà soát, lên kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ theo chuẩn quốc tế cho một số giáo viên các ngành mũi nhọn để có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế.

 

Hà Lam

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều