Báo Đồng Nai điện tử
En

Hội nghị trực tuyến của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Chất vấn nhiều vấn đề nóng của ngành y tế

09:03, 26/03/2012

Nhiều giải pháp về nâng cao y đức, tình trạng quá tải ở các bệnh viện, thiếu bác sĩ khối dự phòng... đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 26-3.

Nhiều giải pháp về nâng cao y đức, tình trạng quá tải ở các bệnh viện, thiếu bác sĩ khối dự phòng... đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 26-3. Phiên họp được truyền hình trực tiếp để cử tri, nhân dân cả nước cùng theo dõi và được kết nối trực tuyến với các đoàn đại biểu Quốc hội để các đại biểu cùng tham gia. Tại đầu cầu Đồng Nai, đồng chí Trần Văn Tư, Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (thứ 2 từ trái qua) kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại Trường mẫu giáo An Bình (TP. Biên Hòa). Ảnh: P. Liễu
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (thứ 2 từ trái qua) kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại Trường mẫu giáo An Bình (TP. Biên Hòa). Ảnh: P. Liễu

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong 7 mục tiêu Bộ Y tế đề ra thì giảm tải là một trong những mục tiêu trọng tâm mà ngành cần giải quyết. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ đạt 20 giường/vạn dân, đặc biệt tại một số bệnh viện tuyến cao nhất, tình trạng 3-4 bệnh nhân nằm một giường là có. Theo Bộ trưởng, giải pháp đầu tiên để giảm tải là phải tăng số giường bệnh. Riêng tình trạng quá tải tại một số bệnh viện tuyến trung ương chuyên ngành ung bướu, chấn thương chỉnh hình, nhi..., Bộ Y tế cũng đã có đề án xây dựng các bệnh viện vệ tinh tại một số tỉnh, thành theo hướng: nguồn nhân lực, trang thiết bị và kỹ thuật chuyển giao tương đương. Bên cạnh đó, quy chế chuyển viện cũng sẽ được siết chặt hơn, bởi hiện nay, nhiều bệnh có thể chữa khỏi được tại tuyến dưới, nhưng người dân vẫn đổ xô lên tuyến trên, tạo sự quá tải ảo, không chỉ gây khó khăn cho ngành y tế mà còn gây lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Cùng với việc thành lập những bệnh viện vệ tinh, ngành sẽ tập trung tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực chuyên môn cho các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh nhằm tăng số giường bệnh và giúp giảm tải tuyến trên.

Ngoài B trưởng B Y tế Nguyn Th Kim Tiến, phiên cht vn và tr li cht vn còn có s tham gia ca lãnh đạo các B: Ni v, Lao động - thương binh và xã hi, Tài chính, Kế hoch và đầu tư, Giáo dc và đào to.

Giải pháp cho tình trạng thiếu hụt bác sĩ ở tuyến dưới, đặc biệt là bác sĩ giỏi, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành sẽ luân chuyển cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới, vừa nhằm giảm tải vừa tăng cường năng lực chuyên môn cho tuyến dưới. Đề án này đã được Bộ Y tế xây dựng và sẽ trình lên Chính phủ. Theo đó, mỗi năm, bác sĩ sẽ có những đợt đi tăng cường xuống tuyến dưới làm việc một thời gian, còn những bác sĩ mới ra trường phải làm “nghĩa vụ” ở tuyến dưới ít nhất 2 năm, sau đó mới chính thức được nhận  bằng tốt nghiệp.

Về vấn đề nâng cao y đức ngành y tế, nhiều đại biểu đã thẳng thắn đặt vấn đề ở nhiều bệnh viện, thái độ giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chưa tốt, muốn người nhà được chăm sóc chu đáo, phải lót tay cho bác sĩ. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trước những  phàn nàn, góp ý của người dân, ngành đã có hàng loạt chấn chỉnh mạnh ở một số bệnh viện có tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu bệnh nhân. Bộ cũng đã có những quy định về vấn đề này đối với cả hai phía: nhân viên y tế và người dân. Hy vọng, thời gian tới, khi những chính sách y tế tốt lên, người dân sẽ không còn phải lo lót tay bác sĩ để được chăm sóc tốt hơn.

Tại buổi chất vấn, nhiều đại biểu cũng cho rằng, tình trạng thiếu hụt cán bộ y tế khối dự phòng đang rất trầm trọng, công tác đào tạo bác sĩ dự phòng chưa được quan tâm, dẫn đến công tác y tế dự phòng tuyến cơ sở bị coi nhẹ trong khi bệnh dịch thường xuyên xảy ra. Thừa nhận thực trạng  này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, từ năm 2007, Bộ Y tế đã mở thêm mã ngành cho các trường y với điểm chuẩn đầu vào “ưu tiên” thấp hơn các ngành khác từ 3 - 5 điểm nhằm khuyến khích, thu hút sinh viên vào chuyên ngành này, nhưng mới chỉ khoảng 30% sinh viên theo học. Bộ Y tế sẽ nghiên cứu và làm việc với Bộ GD-ĐT có thể sẽ thực hiện việc phân ngành học cho sinh viên ngành y chứ không cho tự chọn như hiện nay.

Phương Liễu

 

 

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích