Theo đề án phổ cập giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT, đến năm 2015 các vùng miền phải đạt được các chỉ tiêu như: tại địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn phải đạt 98% trở lên trẻ ra lớp, 90% trẻ được học bán trú (2 buổi/ngày); tại vùng nông thôn, 95% trẻ ra lớp, 85% trẻ được học bán trú; tại vùng nông thôn đặc biệt khó khăn, tỷ lệ này là 90% trẻ ra lớp và 80% trẻ học bán trú.
Theo đề án phổ cập giáo dục mầm non của Bộ GD-ĐT, đến năm 2015 các vùng miền phải đạt được các chỉ tiêu như: tại địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn phải đạt 98% trở lên trẻ ra lớp, 90% trẻ được học bán trú (2 buổi/ngày); tại vùng nông thôn, 95% trẻ ra lớp, 85% trẻ được học bán trú; tại vùng nông thôn đặc biệt khó khăn, tỷ lệ này là 90% trẻ ra lớp và 80% trẻ học bán trú.
Ảnh minh họa
Để đạt thành tích phổ cập trên, tại một số trường trên địa bàn Đồng Nai đã dành chỉ tiêu cho trẻ 5 tuổi, đồng thời giảm chỉ tiêu tiếp nhận trẻ dưới 5. Với các trường số trẻ đăng ký học vượt quá khả năng tiếp nhận, khi phân loại hồ sơ cũng sẽ ưu tiên nhận những trẻ 5 tuổi. Dành vé ưu tiên cho trẻ trong độ tuổi lên 5, điều này sẽ khiến một số trẻ dưới 5 tuổi không được học ngay tại ngôi trường nằm trên chính địa bàn. Trong khi theo quy định, các trường mầm non tổ chức tiếp nhận trẻ trong độ tuổi trên địa bàn dân cư. Giải pháp để an lòng những phụ huynh có con không được tiếp nhận mà các trường áp dụng là khéo léo, mềm mỏng giải thích, đồng thời động viên các gia đình mang con đi gửi tại các nhóm trẻ gia đình!
Công bằng trong giáo dục là điều lâu nay các cấp, ngành giáo dục đã và đang hướng tới. Làm cách nào để đề án phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi đạt được mục tiêu mà không ảnh hưởng tới các trẻ khác là bài toán đặt ra cho lãnh đạo các cấp, ngành. Không thể để tình trạng các trường chỉ vì chạy theo thành tích mà tự ý điều chỉnh chỉ tiêu, đối tượng tuyển sinh; ưu tiên nhận trẻ trong độ tuổi lên 5; giảm chỉ tiêu nhận trẻ dưới độ tuổi.
Khánh Hưng