(ĐN)- Bảo tàng Đồng Nai cho biết, công tác kiểm kê, sưu tầm và nghiên cứu giá trị văn hóa bài thuốc dân gian các dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2020 đã được bảo tàng chú trọng. Từ năm 2012-2015, bảo tàng đã hoàn thành hơn 1 ngàn phiếu kiểm kê văn hóa phi vật thể theo đúng quy định, trong đó có 250 phiếu về lĩnh vực các bài thuốc dân gian của các dân tộc: Hoa, Nùng, Tày, Mạ, Chơro, S'tiêng…
(ĐN)- Bảo tàng Đồng Nai cho biết, công tác kiểm kê, sưu tầm và nghiên cứu giá trị văn hóa bài thuốc dân gian các dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2020 đã được bảo tàng chú trọng. Từ năm 2012-2015, bảo tàng đã hoàn thành hơn 1 ngàn phiếu kiểm kê văn hóa phi vật thể theo đúng quy định, trong đó có 250 phiếu về lĩnh vực các bài thuốc dân gian của các dân tộc: Hoa, Nùng, Tày, Mạ, Chơro, S’tiêng…
Năm 2018, bảo tàng đã thực hiện được 146 trang A4 bản thảo với 10 chuyên đề, 200 hình ảnh liên quan đến nguyên liệu, cách sử dụng các bài thuốc dân gian. Trong đó, có 6 chuyên đề là những nội dung các bài thuốc của các dân tộc được sắp xếp theo nhóm bệnh như: nhóm bệnh tiêu hóa, nhóm bệnh phụ nữ và trẻ em, bệnh do tai nạn, hệ bài tiết, bệnh ngoài da…
Ngoài công tác sưu tầm, biên soạn các bài thuốc dân gian, bảo tàng đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng các bài thuốc dân gian, đội ngũ thầy thuốc dân gian hiện nay ở Đồng Nai nói chung và 3 huyện: Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu nói riêng. Trên cơ sở đó, Bảo tàng Đồng Nai đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững loại hình tri thức dân gian độc đáo của các dân tộc.
Quang Nhật